Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phân biệt giữa nôn mửa và nôn trớ khi ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời thường gặp nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến sức khoẻ, phổ biến nhất là tình trạng trẻ ăn hay bị oẹ . Biến chứng nặng nề hơn là nôn mửa khi không dung nạp được thức ăn, các bậc phu huynh phải hết sức lưu ý về điểm khác biệt giữa nôn mửa và nôn trớ ở trẻ.

Trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời thường gặp nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến sức khoẻ, phổ biến nhất là tình trạng trẻ ăn hay bị oẹ . Biến chứng nặng nề hơn là nôn mửa khi không dung nạp được thức ăn, các bậc phu huynh phải hết sức lưu ý về điểm khác biệt giữa nôn mửa và nôn trớ ở trẻ.   Nôn mửa và nôn trớ là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0- 2 tuổi. Bởi vì, thời gian này bé đang dần thích nghi với mùi vị, với thức ăn, các cơ quan trong cơ thể bé đang dần phát triển để “hòa hợp” với đồ ăn mà bé nạp hàng ngày.   A. Phân biệt nôn mửa và nôn trớ khi ăn ở trẻ nhỏ - Nôn trớ là ọc ra thức ăn với số lượng ít, đi kèm với hiện tượng ợ hơi. Hiện tượng ọc sữa sẽ ít hẳn đi với điều kiện bé bớt nghịch hơn sau khi ăn. Hiện tượng này không cản trở cho việc tăng cân của trẻ. - Nôn mửa nghĩa là nôn hết toàn bộ những gì con vừa nạp vào người, với số lượng không nhỏ.   B. Nguyên nhân khiến trẻ bị NÔN TRỚ  Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến việc ăn uống sai cách. Thường xảy ra khi ba mẹ ép bé ăn quá nhiều hay bú quá no. Sau khi ăn xong thì đặt bé nằm liền, hoặc bắt đầu cho ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hay ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn trớ thường xuất hiện sớm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là sữa mẹ/ sữa công thức. Trẻ vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Tuy nhiên, nôn trớ vẫn chia ra 2 loại:   1. Nôn trớ sinh lý - Nguyên nhân khách quan là do tư thế bú không đúng cách, ăn dặm không đúng cách. - Không cần can thiệp sẽ tự khỏi nhưng cần thực hiện các biện pháp để giảm đối đa hiện tượng này. 2. Nôn trớ bệnh lý - Thường đi kèm với các dấu hiệu như sốt, co giật, bụng trướng, ho, phát ban và nó liên quan tới các bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm màng não, nhiễm khuẩn, rối loạn vận động dạ dày, thực quản.   C. Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ 1. Với trẻ dưới 2 tuổi - Khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ, ba mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. - Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. - Nếu trẻ bị trớ khi ngủ, đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khi nôn ói. Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.   2. Với trẻ trên 2 tuổi - Ba mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho trẻ uống từng chút một. Gừng có tác dụng tốt cho dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn. - Sau khoảng 12 tiếng, khi bé không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường. Ba mẹ hãy bắt đầu cho bé tập ăn với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống sữa, và tuyệt đối tránh ăn hay đồ uống lạnh. - Nên cho bé đi ngủ đúng giờ, tránh đùa nghịch để hạn chế thức ăn trào ngược ra ngoài.   D. Nguyên nhân khiến trẻ bị NÔN MỬA Nôn mửa tất cả thức ăn vừa dung nạp là hiện tượng rất nguy hiển mà ba mẹ các bé tuyệt đối không được chủ quan. Vì nguyên nhân có thể do: 1. Nhiễm virut Hầu hết trẻ nhỏ đều bị nôn mửa do nhiễm virut viêm đường ruột. Nôn mửa thường đi kèm với đau bụng và tiêu chảy. 2. Dị ứng Đây là trường hợp phô biến gây ra và khiến trẻ nôn oẹ khi ăn. Nếu bé nhà mẹ đang tập làm quen với đồ ăn mới, hãy theo dõi khi xuất hiện tình trạng nôn mửa. Đó là do dạ dày của bé bị kích thích do thực phẩm mới dẫn đến dị ứng và đẩy thức ăn lạ ra ngoài ngay sau khi trẻ ăn. Nhóm các sản phẩm khiến trẻ ăn hay bị oẹ nhất bao gồm trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng (lạc). 3. Ngộ độc thực phẩm Là dấu hiệu nguy hiểm khi mức độ bị kích thích dạ dày và đường ruột nặng hơn, khiến trẻ ăn hay bị oẹ liên tục, đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm trẻ ăn. Sự giải phóng một vài enzyme trong cơ thể trẻ khi gặp các thực phẩm độc hại dẫn đến tình trạng nôn mửa. 4. Ăn quá no Trẻ ăn nhiều so với lượng thức ăn cần tiêu thụ không hề tốt cho sức khỏe. Đó là cách bạn khiến bé của mình bị nôn thức ăn ra do dạ dày chịu quá nhiều áp lực. Trẻ có thể bị đau bụng, thở khó khăn và cảm thấy khó chịu trong người trước và sau khi nôn   5. Tinh thần bất ổn thường xuyên Tinh thần bé thường xuyên lo lắng và căn thẳng là những vấn đề tâm lý nghiêm trọng có thể khiến trẻ mệt mỏi, hệ miễn dịch bị giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Dẫn đến việc trẻ bị nhạy cảm với thức ăn và dễ dàng bị nôn mửa, đi kèm với tình trạng suy nhược cơ thể, đau bụng và chán ăn. 6. Các vấn đề liên quan đến não Những ảnh hưởng do chấn thương ở não do tai nạn, khối u và các vấn đề khác trong tủy sống cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa. 7.Đường ruột bị tắc Đôi lúc, nôn mửa cũng xảy ra do đường ruột của trẻ bị tắc đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Khi bạn thấy trẻ bỏ ăn hoặc nhè thức ăn ra khỏi miệng liên tục, hãy giúp trẻ cải thiện tình hình ăn uống này sớm vì có thể trẻ đang bị tắc ruột đi kèm với sốt cao và đi ngoài.   Mẹ nên đưa bé đi khám hoặc gọi bác sĩ nếu thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu sau: - Không chịu uống sữa hay bỏ ăn - Trẻ ăn hay bị oẹ liên tục trong thời gian dài hơn 24h, sốt trên 38 độ, tay chân lạnh. - Có dấu hiệu mất nước nghiệm trọng như miệng và mắt khô. Ít đi tiểu hơn bình thường.  - Bé nôn mửa ra máu và có dấu hiệu mất nước, bao gồm miệng khô, mắt khô, bé ít đi tiểu hơn bình thường - Xuất hiện tình trạng khó thở, tim đập nhanh - Nôn liên tục kèm tiêu chảy có thể là do các chứng hẹp môn vị, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng tai… các bệnh mà bé có khả năng mắc phải. Ba mẹ tuyệt đối không chủ quan khi bé sốt cao trên 38 độ   Biện pháp xử lý khi trẻ nôn mửa Trước khi cho trẻ uống thuốc, hãy thử áp dụng một vài cách chữa nôn mửa tự nhiên và đơn giản dưới đây: - Uống nhiều nước, hoặc bú sữa mẹ.  Nôn mửa thường đi kèm với tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước. Hãy bổ sung nước cho cơ thể trẻ ngay, nhưng chú ý chỉ cho trẻ uống nước thành những ngụm nhỏ. - Tránh đồ ăn rắn   - Nôn mửa ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và đường ruột của em bé. Các đồ ăn rắn có thể khiến dạ dày của bé bị kích thích trở lại. Vậy nên, mẹ cần tránh cho trẻ ăn đồ ăn rắn, và nên thay thế chúng bằng các đồ ăn mềm, không dầu mỡ và không chứa quá nhiều calo.  - Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố khó chịu như nước hoa, mùi hành tỏi, mùi thuốc lá, mùi thức ăn mạnh cũng có thể khiến trẻ ốm yếu khó chịu và gây ra nôn mửa ngay lập tức. Và ba mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên.   E. Phòng ngừa nôn mửa ở trẻ nhỏ Để phòng ngừa nôn mửa cho con, bạn nên chú ý thực hiện một vài quy tắc vệ sinh cơ thể và ăn uống sau đây: - Nhắc trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn - Rửa tay sau khi đi vệ sinh - Không chơi đồ chơi bẩn - Cho trẻ ăn thực phẩm chín hoàn toàn, tránh ăn đồ sống và tái