Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghêm trọng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Vì thế mẹ cần nắm được tình trạng cụ thể của trẻ để có thể chủ động phòng ngừa và khắc phục tình trạng này cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp mẹ phân loại các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ. 1. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng Trẻ không tăng cân, chiều cao trong 3 tháng liên tiếp là dấu hiệu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là giai đoạn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất. Do trong thời gian này, trẻ có nhu cầu rất cao về dinh dưỡng, phát triển nhiều trải nghiệm, kĩ năng để thích nghi với môi trường, đề kháng còn yếu nên hay bị ốm vặt. Để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ có thể dựa vào các chỉ số trong bảng chiều cao và cân nặng theo tuổi để đánh giá. Đặc biệt, trong thời gian 3 tháng mà cơ thể bé không hề phát triển thêm, chững cả về cân năng lẫn chiều cao, thì bé đã có thể đánh giá trong diện nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi trẻ có một hay nhiều hơn những biểu hiện dưới đây cũng là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ: Da dẻ xanh xao, tóc thưa, mọc chậm hoặc bị rụng nhiều. Răng phát triển chậm. Hệ xương, gân kém, dẫn đến chậm biết bò, biết đi, ít vận động. Chân tay teo, thịt nhẽo, cơ bắp hông phát triển. Rối loạn giấc ngủ ( khó ngủ, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, quấy khóc…) Trẻ biếng ăn, ăn rất ít, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Phần tiếp theo sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ cùng theo dõi ngay nhé. 2. Phân loại các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ Có 3 cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ, cụ thể: Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1 Đây là mức độ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ nên quan sát các dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng để có hướng xử lý và cải thiện kịp thời. Cụ thể như: Trẻ suy dinh dưỡng ở cấp độ này chỉ có cân nặng bằng 70% – 90% cân nặng của các trẻ bình thường. Lớp mỡ dưới bụng mỏng. Chưa có dấu hiệu biếng ăn hay rối loạn tiêu hóa. Để phòng chống tình trạng trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 1, mẹ nên nâng cao hơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đảm bảo bữa ăn của trẻ đầy đủ dưỡng chất từ 4 nhóm chất thiết yếu: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất. Ưu tiên chọn mua các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, an toàn, chế biến sạch sẽ, hợp vệ sinh để tránh các bệnh về đường ruột, giun sán… Đồng thời, mẹ lưu ý thực hiện tẩy giun định kì cho bé nhé. Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có biểu hiện biếng ăn khiến cơ thể ngày càng thiếu chất. Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 hay còn gọi là trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Ở cấp độ này mức ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ đã có phần nguy hiểm hơn. Mẹ cần quan sát và theo dõi trẻ kĩ lưỡng hơn, cụ thể như: Trẻ chỉ có mức cân nặng bằng 60% -75% so với cân nặng của trẻ bình thường. Thể trạng gầy gò, các bộ phận như bụng, mông, các chi không hề có mớp mỡ dưới da. Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, có trường hợp biếng ăn khiến cơ thể càng xanh xao, thiếu chất. Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho trẻ. - Với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để hấp thu được những dưỡng chất quý giá từ dòng sữa mẹ. Trong trường hợp trẻ không lên cân, mẹ cần kịp thời khám dinh dưỡng để đánh giá chất lượng sữa, từ đó có sự cải thiện hay bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Nếu mẹ bị mất sữa, ít sữa, thì lựa chọn cho bé sữa công thức phù hợp là việc làm cần làm ngay. - Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Lúc này sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển cho trẻ. Mẹ cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm. Đặc biệt, protein, canxi và vitamin D là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ hơn nhé. Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3 Khi trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng cấp độ 3, thể trạng lúc này của trẻ rất yếu, có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị đúng thời điểm, cụ thể là: Cân nặng của trẻ chỉ đạt dưới 60% so với cân nặng tiêu chuẩn. Các bộ phận cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, gia đình không nên tự ý chăm sóc, chữa trị tại nhà. Ngay lập tức, nên đưa bé đến các chuyên khoa dinh dưỡng để bé được điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Trên đây là những thông tin và các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ mà mẹ cần biết để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả. Ngoài việc thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé, với những trẻ có biểu hiện chậm lớn, còi xương, mẹ nên kết hợp cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng. Mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm cho bé có thành phần chiết xuất tự nhiên lành tính tốt cho sức khỏe như: hồng sâm,… kết hợp cùng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, D, canxi, kẽm, lysine,.. bổ sung dưỡng chất giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tối ưu cho bé.