Khi trẻ biếng ăn, ăn ít hoặc cơ thể khó hấp thu khiến bé chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng khiến mẹ lo lắng. Đăc biệt, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thường xảy ra nhiều đối với trẻ dưới 5 tuổi. Mẹ băn khoăn trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Đừng quá lo lắng, mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để chăm sóc đúng cách và cải thiện tình trạng này nhanh chóng cho bé nhé! 1. Đừng quên bổ sung dầu mỡ trong các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển tối ưu. Dầu mỡ chính là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua. Đây là nguồn cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm đó mẹ nhé. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại chất béo không bão hoà tốt cho sức khoẻ bé như mỡ cá, bơ đậu phộng, dầu thực vật…Trong chế biến món ăn cho con, mẹ khéo léo kết hợp với mỡ trong các món ăn như: thêm dầu vào quấy cùng nồi bột, cháo trước khi tắt bếp, tăng cường các món canh, hầm, rau xào… 2. Tăng cường protein trong khẩu phần ăn của trẻ suy dinh dưỡng Bổ sung thêm protein vào thực đơn cho trẻ là cách giúp trẻ phục hồi thể trạng rất tốt. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày cần được tăng lượng protein dồi dào hơn với tiêu chuẩn để có thể nhanh chóng phục hồi thể trạng. Do chất đạm luôn được coi là nhóm dưỡng chất thiết yếu góp phần quan trọng trong sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé. Thêm vào đó, protein không chỉ là thành phần để xây dựng và hình thành nên tế bào cơ thể, cơ bắp, xương cốt, các mô mỡ… mà con giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và có nhiều năng lượng cho cơ thể ngay sau khi ăn. Mẹ có thể bổ sung cho con protein từ 2 nguồn đó là protein từ động vật (như thịt, cá, trứng, sữa…) và protein từ thực vật ( như các loại đậu, tàu hũ, chuối…). Nhu cầu về lượng protein cần thiết mỗi ngày là khác nhau đối với độ tuổi và thể trạng từng bé. Trung bình mẹ nên tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ chú ý cung cấp đầy đủ và phong phú các loại thực phẩm chứa chất đạm để bé luôn giàu năng lượng và phát triển tốt nhé. 3. Xây dựng chế độ ăn với kế hoạch tăng dần lượng calo cho trẻ suy dinh dưỡng Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của con nhỏ, lượng calo hấp thu mỗi ngày là yếu tố khiến mẹ đặc biệt cần lưu ý bổ sung nhé. Hãy tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Calo/kg/ngày. Calo chính là đơn vị năng lượng có trong hầu hết các thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm chất đạm. Chúng giúp cung cấp năng lượng thiết yếu để cơ thể trẻ có thể vận động và phát triển. Với trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng yếu hay biếng ăn, để bổ sung đủ calo mỗi ngày cho con, mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa ăn. Mỗi bữa ăn là những khẩu phần ăn khác nhau từ đa dạng các thực phẩm và nhóm chất. Làm được như vậy, trẻ vừa dễ hấp thu dinh dưỡng lại cải thiện được vị giác thèm ăn cho trẻ. 4. Bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cải thiện thể trạng của trẻ - Kẽm giúp cải thiện vị giác và kích thích trẻ ăn ngon rất tốt. Đây là vi chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé qua các thực phẩm như thịt bò, đậu đen, củ cải, đậu Hà Lan… - Vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng cho trẻ vận động và học tập tốt hơn. Mẹ có thể tăng cường các thực phẩm vitamin nhóm B như súp lơ, kiwi, ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh… - Vitamin D có vai trò hỗ trợ hấp thu các vi chất khác như sắt, canxi, vitamin A… Thiếu vitamin D có thể gây suy dinh dưỡng, coi xương hay loãng xương ở trẻ. Việc cho trẻ hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời có thể cung cấp đến 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, trong các thực phẩm như hải sản, yến mạch, nước cam, nấm… Bên cạnh đó, việc bảo quản và chế biến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho bé. Rau củ để lâu, không tươi mới, nấu chín quá kĩ, hoặc nấu quá nhiều để lưu trữ trong tủ lạnh… khiến chất lượng món ăn giảm đi rất nhiều. Do đó,ngoài bổ sung các vitamin – khoáng chất qua thực phẩm, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ với thành phần đa dạng các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Khi cơ thể con được cung cấp đầy đủ nhu cầu về các dưỡng chất, trẻ sẽ có một nền tảng sức khoẻ tốt, hệ tiêu hoá ổn định, tăng cường trao đổi chất, trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả.