Cứ mỗi đêm, tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, sợ hãi tột độ lại diễn ra, dỗ mãi không nín. Điều này khiến các mẹ lo lắng bé có đang gặp vấn đề gì về bệnh lý không hay đang hoảng sợ điều gì. Cùng Bioamicus tìm hiểu rõ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Các giai đoạn ngủ sinh lý của trẻ Trước khi tìm hiểu về lý do khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, ta cần hiểu sinh lý giấc ngủ của trẻ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 – 20 giờ/mỗi ngày. Trong đó có khoảng 9 giờ vào ban đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ không kéo dài cả đêm mà sẽ chia thành nhiều giấc ngủ ngắn. Có 2 loại giấc ngủ là giấc ngủ nhanh (REM) và giấc ngủ sâu (NREM): REM (cử động mắt nhanh) – Còn gọi là giai đoạn ngủ động. Giai đoạn này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. – Đặc điểm: + Mắt bé chuyển động nhiều hướng kể cả khi đang nhắm mắt. + Bé sẽ trải qua những giấc mơ. + Khi ngủ có thể vặn vẹo, co giật ở tay và chân. + Nhịp thở không đều: Ngừng 5 – 10s sau đó lại thở nhanh. NREM (non REM: không cử động mắt nhanh) – Bao gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1 – Ru ngủ: Ngủ chập chờn, mắt có thể nhắm hoặc lim dim mở. + Giai đoạn 2 – Ngủ nông: Bé dễ thức dậy hoặc giật mình bởi tiếng động nhẹ. Kéo dài 20 phút. + Giai đoạn 3 – Ngủ sâu: Kéo dài vài phút. + Giai đoạn 4 – Ngủ rất sâu: Bé ngủ ngoan, không cử động, kéo dài 30-40 phút. – Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn bé ngủ say, rất khó đánh thức. Trong 1 giấc ngủ có thể gồm nhiều chu kỳ: Từ giai đoạn 1 qua giai đoạn 2,3,4 và chuyển qua giấc ngủ REM. NREM và REM luân phiên nhau theo các chu kỳ. Trong đó ở trẻ sơ sinh, REM chiếm đến khoảng 50% thời gian của giấc ngủ. Tỷ lệ này giảm dần khi trẻ lớn lên (còn 20% khi trưởng thành). Do vậy, nếu trẻ đột nhiên khóc thét trong lúc ngủ, rất có thể bé đang chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác. Điều này hoàn toàn là sự phát triển sinh lý bình thường nếu bé khóc nhưng không kèm các biểu hiện đau ốm, khó chịu nào khác. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, khóc chính là tín hiệu giao tiếp duy nhất của bé. Do đó, tiếng khóc của bé là cảnh báo một số tình trạng mẹ cần đặc biệt chú ý. 2. Trẻ gặp ác mộng hoặc giấc ngủ kinh hoàng 2.1. Giấc ngủ kinh hoàng Trẻ rơi vào giấc ngủ kinh hoàng khi giấc ngủ đang ở giai đoạn 3 và 4 của NREM. – Biểu hiện: + Bé đang ngủ đột nhiên khóc thét, hơi kích động, lăn lộn xung quanh. + Mồ hôi đổ nhiều, thở nhanh, mơ màng và không có ý thức. + Đặc biệt có thể thấy trẻ đã thức nhưng lại rất khó dỗ bé nín. – Để giải quyết vấn đề này, mẹ không nên vỗ về và đánh thức bé. Bé không chỉ không đáp ứng với sự dỗ dành này mà còn sợ hãi nhiều hơn. Thông thường sau 30 phút giấc ngủ này sẽ kết thúc và bé ngủ ngon trở lại. 2.2. Bé gặp ác mộng Ác mộng khác với giấc ngủ kinh hoàng, xảy ra khi bé trong giấc ngủ REM. Nguyên nhân sự xuất hiện các cơn ác mộng khiến bé khóc thét khi ngủ chưa rõ ràng. Tuy nhiên phần lớn chuyên gia khuyên mẹ không nên để trẻ vui đùa quá mức vào ban ngày. Điều này khiến hệ thần kinh của bé ở trạng thái hưng phấn vào đêm. 3. Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thể hiện sự khó chịu Đây là dấu hiệu cảnh báo những khó chịu về thể chất ở trẻ 3.1 Trẻ đói – Dạ dày của bé còn rất nhỏ nên lượng sữa chứa được ít. Điều này khiến trẻ nhanh đói và hay thức dậy giữa đêm đòi ăn. – Biểu hiện đặc trưng: Tiếng khóc ngắn, trẻ có lúc khóc thét nhưng có lúc lại trầm thấp, lên xuống thất thường. – Cách xoa dịu trẻ: Cho bé bú mẹ hoặc bú bình. Hoặc đôi khi bé không cần ăn mà chỉ cần cảm giác thoải mái như ngậm núm vú giả hoặc ngón tay cái của mình. 3.2 Trẻ đòi bế – Điều này thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu. Bé ở trong bụng mẹ còn đang quen với cảm giác an toàn, được bao bọc. Vì vậy khi chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ cần được ôm và vỗ về để có cảm giác yên tâm khi ngủ. – Biểu hiện: Bé bị thức giấc và khóc nhưng không có nhiều nước mắt. Khi khóc vẫn tỉnh táo và mắt nhìn xung quanh. – Cách xử trí cho mẹ vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu của con: Ôm ấp bé, vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ. Bé sẽ thỏa mãn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Đôi khi điều này còn giúp gắn kết tình yêu thương mẹ con. 3.3 Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá – Trẻ nhỏ có thân nhiệt chưa được ổn định như người lớn. Do vậy nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bé khiến bé dễ tỉnh giấc khóc thét. Tiếng khóc của bé cũng dữ dội hơn. – Cách xoa dịu: Mẹ cần tạo cho bé một môi trường ngủ lý tưởng với nhiệt độ phòng ấm vừa đủ, quần áo thoáng mát, không quấn bé quá chặt. Bé sẽ không phải thức giấc giữa đêm để phản ánh vấn đề này. 3.4 Ngủ không đúng giờ khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên – Giờ ngủ cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ của bé: + Khi ngủ quá sớm: Cơ thể bé không sản xuất đủ Melatonin (là 1 hormon quan trọng điều hòa giấc ngủ cho bé). Điều này khiến bé ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy và khóc thét lên. + Khi bé ngủ quá muộn cũng gây tình trạng tương tự. Đặc biệt ở trẻ 6-8 tuần tuổi, việc thức quá giờ khiến bé mệt mỏi, dễ sợ hãi và khóc thét trong đêm. – Do vậy, mẹ cần chú ý các dấu hiệu khi trẻ bắt đầu lim dim, ngáp, đầu lắc qua lại. Khi này bé đang cần được nghỉ ngơi và sẽ nhanh chìm vào giấc ngủ ngon. 4. Bệnh lý răng miệng khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét – Ở giai đoạn mọc răng, bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu kể cả khi đang ngủ. Kèm theo đó là các dấu hiệu như thích gặm tay, thường xuyên cho đồ chơi vào miệng. + Để xử trí nhanh giúp bé giảm đau, mẹ có thể thử bằng cách massage nướu. Điều này giúp xoa dịu cơn đau và đưa bé trở lại giấc ngủ. – Viêm nướu, viêm lợi cũng là nguyên nhân khiến bé tỉnh giấc giữa đêm. Mẹ cần vệ sinh miệng cho bé sạch sẽ và thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. 5. Em bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa Việc mất cân bằng vi sinh đường ruột khiến trẻ có các đợt co thắt bất thường. Các cơn đau quặn khiến em bé ngủ hay khóc. Các cơn khóc kéo thường dài từ 5 phút đến nửa tiếng. Vấn đề này gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh. – Tiếng khóc thét dữ dội là tín hiệu nổi trội khi trẻ đau. Cùng với đó là biểu hiện gồng đỏ mặt, hai tay nắm chặt, người uốn cong. – Trong trường hợp này không còn là tình trạng sinh lý bình thường. Hơn nữa nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của bé. Đồng thời gây giảm khả năng nhận thức cũng và suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. – Như vậy mẹ phải làm sao khi bé khóc đêm do vấn đề đường ruột? Câu trả lời là cần ổn định hệ tiêu hóa cho bé càng sớm càng tốt bằng men vi sinh. Trong men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn có tác dụng ức chế và tiêu diệt hại khuẩn. Hơn nữa còn kích thích hệ thống miễn dịch ở trẻ. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoàn thiện nhanh chóng. Điều này sẽ hạn chế các cơn bụng dữ dội. Đồng thời giảm nhanh tần suất các cơn khóc thét giữa đêm. Ngoài ra, một số bệnh lý như nôn trớ, trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến bé hay khóc thét khi ngủ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia Nhi khoa. Hơn nữa đối với mỗi bé sẽ có các tình trạng tiến triển khác nhau. Để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, mẹ vui lòng để lại thông tin. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên lạc ngay để đánh giá tình trạng của bé và đưa ra phương pháp cải thiện phù hợp nhất. 6. Trẻ bị thiếu Vitamin D3K2 và Canxi Thiếu dinh dưỡng, còi xương cũng có thể khiến trẻ tỉnh giữa đêm và quấy khóc. Trong đó vi chất có nguy cơ thiếu cao nhất chính là vitamin D3K2. – Biểu hiện: Khóc thét kèm ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, móng tay có các vệt xước nhỏ, màu trắng. – Phương pháp khắc phục phần lớn các mẹ đã biết đó là phơi nắng để trẻ tổng hợp vitamin D3K2. Tuy nhiên điều này đem lại lợi ích hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: + Thời điểm phơi nắng. + Khoảng thời gian phơi nắng là bao lâu? + Diện tích da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đến nay phương pháp này không còn được khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh. Bởi hiệu quả đem lại không đáng kể nhưng gây nhiều tác hại đến làn da và mắt của bé (tác động của tia UVA). Thay vào đó, giải pháp tốt nhất là bổ sung vitamin D3K2 chuyên biệt. Việc bổ sung cần thực hiện đúng thời gian và đúng liều lượng. Đây là điều cần thiết để khắc phục tình trạng bé khóc do thiếu D3K2, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Cùng với đó, chế độ ăn khoa học cũng quan trọng giúp bé cung cấp lượng vi chất hàng ngày, trong đó có cả Vitamin D3K2 và Canxi. Ngoài ra, một số lý do khác cũng khiến bé đang ngủ đột nhiên khóc lớn như: + Dị ứng thức ăn của mẹ (như sữa bò, một số loại hạt). + Bé quá mệt mỏi dẫn đến rối loạn giấc ngủ. + Bệnh lý đường hô hấp (viêm phổi): Tiếng khóc kèm theo thở khò khè. + Viêm amydal cấp. Do vậy, mẹ cần đặc biệt để ý đến các tín hiệu thông qua tiếng khóc, cùng biểu hiện kèm theo của bé. 7. Một số phương pháp hỗ trợ và rèn luyện thói quen giúp bé ngủ ngon – Dạy trẻ sơ sinh nhận biết ngày và đêm: Điều này hạn chế được vấn đề trẻ ngủ ngày cày đêm + Không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Hãy đánh thức bé nếu đó chưa phải cữ ngủ + Khi ngủ cần để ánh sáng tự nhiên của ban ngày, duy trì các tiếng ồn. + Ban đêm để ánh sáng dịu nhẹ hoặc tốt hẳn. Loại bỏ hoàn toàn các tiếng ồn. – Đảm bảo đủ giấc ngủ theo đúng nhu cầu của trẻ ở từng độ tuổi. – Xác định thời điểm bé gặp giấc mơ kinh hoàng và đánh thức bé dậy trước 30 phút. Nguồn: https://bioamicus.vn/be-dang-ngu-tu-nhien-khoc-thet-len/