Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp phổ biến được nhiều mẹ Việt lựa chọn cho bé yêu của mình. Vậy phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm truyền thống? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới dây nhé! 1. Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn các bé được bổ sung dưỡng chất từ các nguồn thức ăn đa dạng khác để dần thay thế cho sữa mẹ. Hiện nay, các mẹ có thể cho con làm quen với việc ăn dặm bằng 3 phương pháp điển hình: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu phương Tây. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, các mẹ cho bé ăn đồ cháo hoặc bột, kết hợp với rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn. Sau đó, đến thời điểm bé mọc răng, các mẹ có thể chuyển dần sang cháo nguyên hạt cùng thức ăn băm nhỏ và cuối cùng là cơm. Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp phổ biến đối với nhiều mẹ Việt Nam Một số ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống mẹ cần biết: Ưu điểm: Bé tăng cân nhanh trong thời gian đầu bé tập ăn dặm do bữa ăn đảm bảo được 4 nhóm chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của bé được bảo vệ do thức ăn đã được xay nhuyễn. Mẹ không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, phù hợp với những bà mẹ quá bận rộn. Nhược điểm: Khả năng nhai, nuốt và khả năng ăn thô của bé ít được rèn luyện do thức ăn đều được xay nhuyễn. Bé sẽ không phân biệt được hương vị của từng loại thức ăn do thức ăn được trộn lẫn vào nhau. Vì thế khả năng cảm nhận món ăn của bé không được phát triển và mẹ khó phát hiện bé dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có). Bé ăn số lượng nhiều theo chế độ này trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng dư thừa đạm, chất béo và thiếu vitamin gây ra tình trạng trẻ biếng ăn, táo bón. 2. Những điều mẹ cần lưu ý khi chọn phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ Không cho bé ăn dặm quá sớm Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian lý tưởng nhất nên tập cho bé ăn dặm là khi trẻ được 180 ngày (khoảng 6 tháng tuổi). Các mẹ cũng chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm truyền thống từ giai đoạn này. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm khi chưa đến 6 tháng do tại thời điểm này, hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ. Ăn dặm quá sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thận và dạ dày của bé tăng nguy cơ bị tổn thương vì phải hoạt động quá mức. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc Mẹ phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất trong thực đơn ăn dặm truyền thống của trẻ: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Khi bắt đầu ăn dặm, bé cần có chế độ ăn khoa học, phù hợp với độ tuổi, từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của bé không bị hoạt động quá tải, khả năng tiêu hóa cũng tốt hơn. Ban đầu, các mẹ có thể cho bé ăn từ 1-2 thìa bột loãng để làm quen, sau đó tăng dần lên. Khi đó, bé sẽ có thời gian thích nghi với lượng thức ăn nạp vào cơ thể và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Trước khi ăn dặm, bé chỉ bú mẹ, sữa mẹ là một loại thức ăn dạng lỏng, nếu mẹ cho bé ăn đồ ăn đặc ngay sẽ không kịp thích nghi. Do đó, cho bé ăn dặm đúng cách, mẹ nên chú ý cho bé ăn bột loãng rồi tăng dần độ đặc, sau đó có thể thay thế bằng cháo và cơm. Không ép bé ăn Ép bé ăn nhiều là sai lầm của nhiều mẹ hiện nay Các mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn. Nếu bé đói, bé sẽ tự đòi ăn. Việc này sẽ khiến bé ăn được ngon miệng hơn. Để bé tập trung ăn uống, mẹ sẽ hạn chế cho bé đi ăn rong, cho bé xem điện thoại, tivi khi ăn… Lưu ý, nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ, ăn dặm chỉ là các bữa ăn phụ trong ngày. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe giúp bé yêu khỏe mạnh và mau lớn. Cũng bởi trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn non yếu nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề như tiêu hóa kém, chậm hấp thu, dễ suy dinh dưỡng hay còi xương. Khi lựa chọn các sản phẩm, các mẹ nên tìm hiểu kĩ và ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thường xuyên cho bé. Bên cạnh đó, với các sản phẩm dùng cho trẻ, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần chiết xuất thảo mộc lành tính như hồng sâm, thảo quả,… kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, D, kẽm, canxi,… giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ, nâng cao sức khỏe đảm bảo bé có thể trạng tốt để phát triển toàn diện. Hi vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn về phương pháp ăn dặm truyền thống và cách chăm bé ăn dặm đúng cách. Chúc bé yêu của mẹ luôn ăn ngoan và mau lớn!