Thai nhi 5 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ đã bước qua được gần nửa tam cá nguyệt đầu tiên. Đến thời điểm này, em bé của mẹ của mẹ đã có kích thước của hạt một trái cam trong khi tử cung có kích thước như chính trái cam đó. Tuần này, bé đã lớn hơn khoảng 10.000 lần so với khi mẹ bắt đầu thụ thai. Tuần này, mẹ có gì khác? Về thể trạng: - Hormone progesterone sản sinh gây ảnh hưởng đến ruột già và làm cho nó hoạt động chậm lại làm mẹ có nguy cơ táo bón tăng lên - Hiện tượng ốm nghén vẫn tiếp tục diễn ra ở tuần này. Mẹ có cảm giác lợm họng, buồn nôn thậm chí là nôn mửa và sợ một số loại mùi hay thực phẩm - Sự thay đổi và tăng nhanh của các hormone trong cơ thể làm mẹ bị nổi mụn ở nhiều khu vực trên cơ thể như mặt, lưng, ngực … - Lượng máu, hormone trong cơ thể gia tăng làm mẹ thường xuyên cảm thấy nóng bức, thân nhiệt mình cao hơn bình thường - Cảm giác mệt mỏi đeo bám mẹ, thậm chí mẹ cảm thấy việc ngủ bất cứ khi nào có thể cũng không làm mẹ cảm thấy khá hơn - Một số mẹ bắt đầu tăng cân dần trong khi ở một số mẹ khác, cân nặng lại tụt xuống do ảnh hưởng từ việc ốm nghén Về mặt cảm xúc: - Có những khi soi gương, mẹ sẽ băn khoăn liệu có phải mình đang có thai không nhỉ vì ngoại hình của mẹ vẫn chưa có quá nhiều thay đổi - Mẹ cảm thấy hào hứng đối với việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến thai kì, thai giáo cũng như cách chăm sóc và nuôi dạy bé sau này Tuần này, thai nhi thay đổi như thế nào? - Thai nhi bắt đầu hình thành xương và các đường nét trên khuôn mặt. Phần đầu phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước - Miệng và lưỡi cùng tay và chân cũng hình thành trong tuần thai này. Thời điểm này, tay và chân bé trông như những mái chèo tí hon và sẽ phát triển rất nhanh vào những tuần thai tiếp theo. - Não bộ phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc đến khoảng 100 tế bào não được hình thành mỗi phút. - Các tuyến sinh dục bắt đầu hình thành nhưng vẫn quá sớm để có thể biết được giới tính của bé qua công cụ siêu âm - Thận đã nằm đúng vị trí nhưng chưa thực hiện chức năng lọc máu. Mẹ nên làm gì? - Kiểm tra sức khỏe răng miêng: Các vấn đề về răng thường xử lý không đơn giản khi mẹ đang mang thai. Mẹ gần như không thể nhổ răng (đặc biệt là răng khôn) hay chụp Xquang … Bên cạnh đó, bệnh răng miệng có thể đem đến rủi ro sảy thai nếu không được điều trị phù hợp. Mẹ cần giữ vệ sinh răng lợi thật tốt trong suốt thai kì - Chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế cảm giác buồn nôn do ốm nghén - Lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều vitamin và giá trị dinh dưỡng để ăn lót dạ trong lúc cảm thấy đói bụng giữa các bữa ăn chính, Tuần sau, thai nhi tuần 6 có gì khác biệt, mẹ cùng theo dõi nhé!