Trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh về da như: rôm sảy, mụn sữa, vàng da,… Các bệnh này thường không gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng lại làm cho trẻ mệt mỏi, quấy khóc và có thể gây ra những biến chứng không mong muốn nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là các bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết để chăm sóc cho bé yêu tốt nhất: 1. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa Trẻ sơ sinh bị rôm sảy Có khoảng 20 – 40% trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa. Một bệnh về da ở dạng mụn trứng cá, hình thành do hoạt động của hormone trẻ nhận từ mẹ, hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã. Hiện tượng này ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến, có thể xuất hiện ngay hoặc sau khoảng vài tuần sau sinh. Mụn sữa thường xuất hiện ở má, trán, cằm hoặc ở lưng. Trẻ sơ sinh bị mụn sữa với nốt nhỏ li ti, màu trắng và vùng da đỏ bao quanh. Khi thân nhiệt của trẻ tăng, mụn sữa sẽ càng nổi lên hoặc tấy đỏ. Thông thường, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Đối với những trường hợp trẻ bị mụn sữa kéo dài trên 3 tháng, mẹ cần cho bé đi khám da liễu ngay. Một số lưu ý trong thời gian trẻ bị mọc mụn sữa: Tránh bôi kem hay thuốc hay chạm tay, chà xát lên các đốm mụn Cho trẻ tắm hàng ngày với nước sạch đun sôi và sữa tắm dịu nhẹ. Khi tắm xong thì lau khô người nhẹ nhàng với khăn xô. Chăn, gối, quần áo của trẻ cần chọn chất liệu khô thoáng, thân thiện với làn da. Tránh để nhiệt độ phòng quá nóng, không nên quấn kín trẻ. Mẹ cho con bú cần hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: đậu nành, lạc, hải sản, món ăn cay nóng. 2. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy Trẻ sơ sinh bị rôm sảy Rôm sảy là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng viêm da khi tuyến mồ hôi bị bít kín và không thoát ra được. Những hạt rôm sảy có màu hồng, hơi xứng và thường xuất hiện ở những vùng da đổ nhiều mồ hôi như: lưng, trán, cổ, ngực. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy là do làn da bị trầy xước, mùa hè thời tiết nóng bức, hay mặc quần áo quá chật. Khi cơ thể trẻ sạch sẽ, thông thoáng thì những nốt rôm sảy này sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ gãi khiến cho các nốt rôm vỡ thì có thể làm nó lan rộng và gây bội nhiễm. Phòng ngừa và điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh đúng cách: Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, tránh những loại vải thô, cứng, có thể gây kích ứng da trẻ. Cho trẻ tắm nước mát hàng ngày, kết hợp với các loại sữa tắm thảo dược trị rôm sảy. Những ngày nắng nóng, tránh ôm áp con liên tục, hãy để con được tự do vui chơi trong căn phòng thoáng mát. Đưa trẻ đi khám nếu bé quấy khóc, nóng sốt cao. 3. Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã Một trong các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp phải kể đến là viêm da tiết bã. Bệnh không lây nhiễm và cũng không phải do mẹ chăm sóc và vệ sinh trẻ không tốt. Bệnh sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn, tuy nhiên ở một số trường hợp viêm da tiết bã có thể kéo dài đến khi trẻ 1 – 4 tuổi. Bệnh viên da tiết bã thường xuất hiện ở da đầu và những vùng nhiều chất nhờn như: dưới lông mày, mũi, nách,…Vảy nhờn có màu trắng, vàng, mảng tróc như gàu ở dạng khô hoặc nhờn nhưng không hề gây ngứa ngáy khó chịu. Loại viêm da này trong dân gian tường gọi là “cứt trâu”. Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên vấn đề về da này khiến trẻ sơ sinh khó chịu và dễ quấy khóc nhiều hơn. 4. Trẻ sơ sinh bị vàng da Trẻ sơ sinh bị vàng da Vàng da cũng là một trong các bệnh về da ở trẻ sơ sinh. Khi đó da và mắt của bé sẽ chuyển màu vàng. Nguyên nhân là do thừa bilirubin trong máu, sắc tố màu vàng của hồng cầu. Hiện tượng này thường xảy ra khi gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để lọc bilirubin. Do đó, những trẻ sinh non và một số bé bú sữa mẹ dễ bị vàng da hơn. Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 mức độ đó là: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý: Vàng da sinh lý: Xuất hiện ngay 1 ngày sau sinh, mức độ vàng nhẹ và tập trung ở vùng mặt, cổ, ngực và bụng. Vàng da bệnh lý: Da vàng đậm, toàn thân và cả mắt, sau 1-2 tuần không tự khỏi. Kết hợp với các biểu hiện bất thường như: lừ đừ, bỏ bú, co giật,… Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và bú mẹ thường xuyên để loại bỏ bilirubin trong máu. 5. Trẻ sơ sinh bị chàm Trẻ sơ sinh bị chàm Chàm cũng là bệnh ngoài ra thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện ở vùng da khô, ửng đỏ và dần dần trở nên sần sùi, ngứa, bong tróc da. Chúng thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay và chân của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh do da của bé yếu, khô hay thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: nước hoa, chất tẩy rửa, bụi, vải, khói thuốc,…. Để điều trị chàm cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy:Tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho trẻ Tránh sử dụng các loại xà phòng gây kích ứng da Lau khô người sau khi tắm để đảm bảo làn da của trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng. Bôi kem cấp ẩm, làm mềm da hàng ngày kết hợp với các loại thuốc chống viêm tại vết chàm. Với những thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức giúp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Từ đó, có những giải pháp điều trị kịp thời, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe và làn da của trẻ.