Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

NHỮNG BỆNH HAY GẶP Ở TRẺ SƠ SINH MÀ MẸ CẦN BIẾT

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên rất hay gặp phải các bệnh ốm vặt. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ biết được các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh để chủ động chăm sóc con một cách tốt nhất.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên rất hay gặp phải các bệnh ốm vặt. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ biết được các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh để chủ động chăm sóc con một cách tốt nhất. 1. Các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh về hệ hô hấp Cảm lạnh Sức đề kháng kém khiến trẻ sơ sinh hay bị cảm lạnh. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc cảm lạnh khi gặp những thay đổi về thời tiết, tiếp xúc với virus gây bệnh, không khí ô nhiễm, bụi bẩn. Bệnh cảm lạnh thường đi kèm với những triệu chứng như trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, thở hó, khò khè. Để phòng ngừa chứng bệnh này, mẹ nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, chú ý tăng cường quần áo ấm, thoa thêm dầu gió vào lòng bàn chân trẻ mỗi khi thay đổi thời tiết lạnh hơn. Khi trẻ mới chớm có dịch mũi, mẹ nên hút và vệ sinh mũi sạch, lấy hết chất nhờn trong khoang mũi để bé dễ thở hơn và cũng để hạn chế nước mũi chảy ngược vào trong. Nấc cụt Các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh vẫn đang dần hoàn thiện và phát triển. Vậy nên khi trẻ mới chào đời, hiện tượng cơ hoành co thắt không tự chủ và ngắt quãng khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại rất hay xảy ra, gây nên hiện tượng trẻ nấc liên tục. Cho trẻ bú sữa mẹ, ăn đúng giờ và không quá no là cách để cải thiện chứng nấc cụt ở trẻ. Thêm vào đó, mẹ nên bế trẻ ở tư thế nâng cao đầu để con dễ tiêu hóa hơn. Trong trường hợp, mẹ thấy con nấc cụt trong thời gian dài đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi thì nên cho bé đi khám bác sĩ để có những tư vấn tốt hơn cho sức khỏe của bé nhé. Viêm phổi Viêm phổi là một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt còn có nhiều nguy hiểm dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Khi mới mắc bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi chứng bệnh chuyển nặng hơn, trẻ thường có hiện tượng bỏ bú, bú kém hơn bình thường, sốt hoặc giảm thân nhiệt, thở gấp hoặc khó thở. Để phòng ngừa viêm phổi, mẹ nên tăng đề kháng cho trẻ bằng cách cho con bú sữa mẹ đầy đủ, giữ ấm thân thể. Khi trẻ có dấu hiệu chuyển biến nặng, mẹ cần kịp thời cho con đến bệnh viện để có những phương pháp điều trị chống suy hô hấp và chống nhiễm trùng. 2. Những bệnh về da hay gặp ở trẻ sơ sinh  Bệnh vàng da Trẻ sơ sinh bị vàng da. Bệnh vàng da là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh. Chỉ ngay vài ngày sau sinh, trẻ đã có thể mắc vàng da ở một trong hai thể: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Để đánh giá và phân biệt được mức độ vàng da ở trẻ, mẹ cần quan sát và theo dõi trong 2 tuần đầu sau sinh. - Vàng da sinh lý: Khu vực cơ thể trẻ da vàng rõ nhất ở mặt, ngực, tay, chân. Tuy nhiên, trẻ vẫn bú tốt và ngủ ngon. Hiện tượng vàng da sinh lý thường xuất hiện ngay 1 ngày sau sinh và rất phổ biến với các trẻ sơ sinh, nên mẹ không cần quá lo lắng nhé. - Vàng da bệnh lý: Khu vực vàng da gần như khắp cơ thể và cả mắt của trẻ, mức độ vàng đậm. Trẻ bỏ bú, co giật và không tự khỏi sau 3-5 ngày thì mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ kịp thời. Mụn sữa Mụn sữa là bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh 2-3 tuần tuổi. Dấu hiệu rõ nhất của bệnh là trẻ bị mọc mụn nhỏ ở các vùng cơ thể như má, trán, cằm, lưng. Mụn có triệu chứng mọc nhiều và lan nhanh hơn khi cơ thể trẻ nóng hoặc da tiếp xúc với hoá chất, nước dãi. Những nguyên nhân gây nên mụn sữa có thể kể đến như làn da của trẻ sơ sinh còn mỏng, yếu, ảnh hưởng từ các hormone của mẹ hoặc hội chứng phì đại tuyến bã. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng mụn sữa này, mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, dùng sữa tắm dịu nhẹ với làn da bé. Tắm xong cần lau khô người thật kĩ bằng khăn xô mềm mẹ nhé. Viêm da tiết bã Viêm da tiết bã hay còn gọi dân dã là ”cứt trâu” là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh có biểu hiện với những vảy nhờn dính, xuất hiện nhiều tại khu vực đầu hoặc mông, thường gặp với trẻ từ 2 tuần tuổi trở đi. Chỉ bằng cách chăm sóc đơn giản tại nhà, mẹ cũng có thể khắc phục bệnh viêm da tiết bã cho bé. Mẹ hãy thường xuyên gội đầu cho bé và dùng thêm dầu khoáng em bé tại khu vưc có ”cứt trâu”. Các vảy này sẽ tự biến mất sau khoảng 8 -12 ngày. 3. Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá – trẻ sơ sinh thường dễ mắc  Nôn trớ, sặc Trẻ bị nôn trớ Trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ hay trớ ra sữa màu trắng, vàng hoặc vón cục. Nguyên nhân là do tư thế cho bé bú không đúng, hoặc mẹ đặt bé nằm ngay khi vừa bú no. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều là do bệnh lý như nhu động ruột kém, di tật đường tiêu hóa… Mẹ nên duy trì cách cho bé bú đúng và khoa học để hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ trong và sau khi bú của trẻ nhé. Tiêu chảy Tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy là một trong các bệnh bênh liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ. Lúc này, trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng và mùi tanh hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa (như mẹ ăn quá nhiều đồ ăn có tính hàn). Khi bé đã bị tiêu chảy, mẹ cần bù nước tối đa cho con bằng cách cho bé bú mẹ nhiều hơn. Mẹ nên kiêng những đồ ăn có tính lạnh như hải sản trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Táo bón Ngược lại với tiêu chảy, nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng như tiêu, ớt thì sẽ khiến cơ thể của con cũng bị nóng, sinh ra nhiệt, mụn hay táo bón. Với những trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ, thì loại sữa công thức không phù hợp cũng là lý do khiến con táo bón. Bởi vậy, mẹ nên chọn lựa kĩ loại sữa công thức bổ sung cho con và tăng cường dinh dưỡng từ rau củ, trái cây giàu chất xơ và vitamin hơn để tránh tình trạng trẻ bị táo bón nhé. Trên đây là các bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh giúp mẹ chủ động hơn trong chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ. Chúc cá bé yêu luôn khỏe mạnh và chóng lớn nhé!