Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Làm thế nào để cho con bú mẹ thành công? 5 điều mẹ bỉm cần biết

Cho con bú sau khi sinh chính là trải nghiệm đặc biệt của bất cứ mẹ bỉm sữa nào, thường thì sau khi sinh em bé từ 2-3 ngày mẹ bắt đầu tiết sữa và khi cho bé bú sữa sẽ càng ra nhiều hơn. Cho con bú có rất nhiều tác dụng như là giúp cho con có sức dề khác tốt, bé gần hơi mẹ và còn giúp mẹ giảm cân vv.

Cho con bú sau khi sinh chính là trải nghiệm đặc biệt của bất cứ mẹ bỉm sữa nào, thường thì sau khi sinh em bé từ 2-3 ngày mẹ bắt đầu tiết sữa và khi cho bé bú sữa sẽ càng ra nhiều hơn. Cho con bú có rất nhiều tác dụng như là giúp cho con có sức dề khác tốt, bé gần hơi mẹ và còn giúp mẹ giảm cân vv. Tuy nhiên cần phải đặc biệt chú ý đến tư thế và thời gian cho con bú.   Cơ thể mẹ tiết sữa như thế nào? Sau 2-3 ngày sinh bé, cơ thể người mẹ bắt đầu tiết ra sữa non đặc màu vàng, sữa ngày có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo và các chất miễn dịch. Lượng sữa tiết ra mỗi lần từ 2-10cc, cứ 2-3 tiếng cho bé bú một lần.   Nên cho con bú như thế nào? > Thời gian: Thời gian cho con bú sữa mẹ không cần phải cố định, có thể cho con bú khi bé muốn, trung bình cho bé bú từ 8-10 lần trong 24 giờ, mỗi lần bú cả hai bên trái phải từ 10-15 phút. Thường thì các mẹ khi cho con bú sẽ phải vất vả hi sinh giấc ngủ, nên việc rèn cho con ngủ đúng giờ giấc là vô cùng quan trọng. > Tư thế kỹ năng: Ôm em bé vào ngực, để núm vú gần với miệng của em bé, em bé sẽ tự động tìm kiếm vú mẹ, hoặc mẹ bóp ra một ít sữa để em bé có thể cảm nhận được mùi tự tìm vú mẹ. Khi mới sinh, nếu như lượng sữa ra ít hoặc sữa chưa tiết ra, mẹ có thể tập cho con bú, không nên cho con bú bình, không bé sẽ quên mất cách bú mẹ.Bác sĩ sản khoa tại Đài Loan Anni nhấn mạnh rằng tư thế của em bé khi bú là rất quan trọng, nếu không đúng cách có thể dẫn tới viêm tuyến vú > Vỗ ợ hơi: Thường khi cho bé bú bình, bé thường bú vào một lượng hơi, nên các mẹ thường phải vỗ ợ hơi cho bé; Bú mẹ trực tiếp thì bé không bú vào nhiều không khí nên nếu mà bé không có phản ứng khó chịu hay muốn trớ thì không cần thiết phải vỗ ợ hơi. Khi vỗ ợ hơi, nên bế con thẳng, vỗ nhẹ lưng con từ trên xuống dưới, không khí trong ruột bé sẽ tự động thoát ra ngoài. > Chế độ ăn uống của mẹ: 20% lượng thức ăn sẽ được chuyển thành chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cho con, vậy nên mẹ nên ăn đồ có nhiều chất dinh dưỡng, tránh ăn đồ quá mặn hoặc quá cay, ngoài ra cần tránh xa cà phên, rượu, thuốc lá, nếu mẹ nào có thói quen uống cà phê, thì một ngày chỉ nên uống nhiều nhất là một cốc. > Lượng sữa: sữa quá nhiều hay quá ít đều không tốt, nếu ít sữa thì các mẹ không nên quá lo lắng vì nguyên tắc cơ bản là "con càng bú sữa càng nhiều".   Lợi ích khi cho con bú trực tiếp 1. Tạo ra một sự kết nối tình cảm mật thiết giữa mẹ và bé mà không gì có thể thay thế được: Sự kết nối tới từ ánh mắt và sự tiếp xúc cơ thể. Theo như sinh lý học thì cơ thể người mẹ trong quá trình cho con bú sẽ sản xuất ra một loại hoocmon, giúp tăng khả năng kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. 2. Có thể giúp các mẹ giảm cân: cho con bú thường sẽ tiêu hao thể chất và năng lượng, góp phần làm giảm cân. 3. Giúp phát triển trí não của bé:  4. Tăng sức đề kháng của trẻ: Cơ chế miễn dịch trong sữa mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển của não, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, vv thế nên nhiều người cho rằng trẻ bú sữa mẹ sẽ không hay bị cảm cúm. 5. Học nói nhanh hơn: Hành động bú sữa giống như một chuyển động bằng miệng của em bé, giúp phát triển cơ mặt và miệng, từ đó răng và lưỡi cũng sẽ phát triển tốt hơn. 6. Tránh thai: cho con bú sữa mẹ sẽ làm tăng tiết ra oxytocin, có tác dụng ức chế rụng trứng, giúp mẹ hạn chế khả năng đậu thai.