Mẹ bầu bị táo bón thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, táo bón kéo dài còn khiến sức khỏe bị suy giảm. Vì sao mẹ bầu lại thường bị táo bón? Mẹ bé dành ít phút đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ và cách khắc phục. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ? Táo bón xảy ra khi tần suất đại tiện giảm (ít hơn 3 lần/tuần) với các triệu chứng như phân khô cứng. Bà bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ có thể là do các nguyên nhân sau: Bổ sung thừa khoáng chất: Táo bón khi mang thai do bổ sung sắt và canxi là hiện tượng điển hình nếu mẹ bầu uống quá liều lượng, uống sai cách hoặc do sử dụng loại thuốc không phù hợp. Sắt và canxi cho bà bầu dư thừa lắng cặn tại dạ dày gây nên táo bón. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu nào tốt Thay đổi nội tiết, tăng hormone Progesterone: Khi mang thai, Progesterone từ cơ thể mẹ tiết ra sử dụng nhiều hơn kéo theo giãn cơ trơn hậu môn, hoạt động co bóp của ruột giảm bớt. Ruột di chuyển chậm khiến tiêu hóa chậm, song sự hấp thụ nước vẫn diễn ra dẫn đến táo bón. Dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu bị chèn ép: Em bé lớn dần sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu của mẹ. Không gian đường tiêu hóa vì thế bị ảnh hưởng làm khả năng tiêu hóa và thức ăn trong ruột di chuyển chậm theo. Cơ thể mất nước: Ở 3 tháng đầu thai kỳ, ốm nghén là tình trạng phổ biến. Nhiều mẹ bé bị ốm nghén nặng khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước gây ra táo bón. Chế độ ăn không khoa học: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bé ăn uống không điều độ dễ khiến cơ thể khó hấp thụ và tiêu hóa. Thức ăn tồn đọng lại cũng là nguyên nhân táo bón. Thói quen sinh hoạt không tốt: Nhịn đi vệ sinh là thói quen gây hại, đặc biệt nhịn trong thời gian dài sẽ khiến bà bầu bị táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu lười vận động hay di chuyển, nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng lớn và nặng cũng dễ bị táo bón. Một số bệnh lý: Thai phụ bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay nhược giáp cũng thường bị táo bón. >>Xem thêm: canxi cho bà bầu Phải làm sao khi mẹ bầu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ? Tai\ó bón tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ gặp nhiều khó chịu mệt mỏi. Sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý và phòng ngừa khi bị táo bón. Cách xử lý bà bầu bị táo bón Mẹ bầu cần lập tức đến cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ thăm khám khi táo bón đi kèm các triệu chứng như nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu, đau bụng dữ dội, buồn nôn,… Tạm ngừng sử dụng các loại viên uống bổ sung rồi theo dõi tình trạng đi đại tiện. Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc bổ sung dưỡng chất, đặc biệt thuốc sắt và canxi đang dùng để đưa ra giải pháp phù hợp. Tích cực uống nhiều nước giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru, nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tăng lượng chất xơ bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám, trái cây,… Tăng cường lợi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch bằng ăn một hộp sữa chua mỗi ngày. >>Xem thêm: uống sắt và canxi đúng cách cho bà bầu Cách phòng ngừa bà bầu bị táo bón Xây dựng chế độ ăn khoa học bổ sung đa dạng các dưỡng chất và điều hòa lượng chất xơ trong cơ thể. Tập thói quen sinh hoạt tốt, tránh nhịn đi vệ sinh. Mẹ bầu nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng tránh táo bón và nâng cao sức khỏe. Hỏi ý kiến bác sĩ lựa chọn sản phẩm viên sắt và canxi với liều lượng thích hợp tránh tình trạng dư thừa sắt, canxi. Uống sắt và canxi đúng cách và đúng thời điểm hấp thụ tốt nhất là vào buổi sáng sau ăn 1-2 giờ, tuyệt đối không uống 2 vi chất này vào buổi tối. Sắt và canxi không được uống cùng một lúc, phải uống cách nhau ít nhất 2 tiếng trong ngày. Sắt được hấp thụ tốt khi uống cùng nước ép trái cây giàu vitamin C (nước cam, nước chanh,…), canxi hấp thụ tốt khi bổ sung cùng vitamin D. >>Xem thêm: canxi không táo bón Với những chia sẻ trên hi vọng sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bà bầu để phòng ngừa táo bón hiệu quả. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh chờ ngày đón bé yêu chào đời nhé!