Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Mẹ còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung ngay sữa chua vào thực đơn ăn dặm của con? Lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với trẻ - Giúp cân bằng tiêu hóa Thành phần acid trong sữa chua cao, chính vì thế rất tốt trong việc tiêu diệt các vi khuẩn đang làm hại đường tiêu hóa, đối với trẻ em ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày, ngăn ngừa được bệnh đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. - Giàu dinh dưỡng Trong sữa chua chứa nhiều calo, canxi, chất đường, chất đạm, chất béo và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất khác. Đặc biệt, một số loại sữa chua còn có thành phần DHA - một chất béo không no chuỗi dài, có tác dụng trong việc hỗ trợ trí thông minh, phát triển trí não và tăng cường thị lực cho trẻ. - Giúp phát triển chiều cao Canxi trong sữa chua không chỉ giúp tăng chiều cao, chắc xương mà còn giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể, ngăn ngừa được bệnh béo phì ở trẻ. Trẻ mấy tháng thì ăn được sữa chua? Theo phương pháp chăm sóc trẻ em đúng tiêu chuẩn của các bác sĩ nhi khoa cho biết, trẻ em bắt đầu bổ sung sữa chua khi được 7 tháng tuổi trở lên. Bắt đầu tháng thứ 6 cho trẻ ăn dặm, tập uống sữa ngoài để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ, lúc này trẻ đang tập dần nhiều thứ, nên sang thứ 7 trẻ đã thích nghi được nguồn dinh dưỡng bên ngoài thì chúng ta bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua. Cho bé ăn bao nhiêu sữa chua thì đủ? Sữa chua rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em, tuy nhiên các bà mẹ cho con ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. Các bà mẹ nên cho trẻ em ăn theo chế độ dưới đây: - Trẻ dưới 1 tuổi: 50g/ngày. - Trẻ 1 - 2 tuổi: 80g/ngày. - Trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày. Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào trong ngày? - Ăn sữa chua sau bữa chính từ 1 - 2 giờ: lợi khuẩn phát triển tốt hơn Thời gian thích hợp để ăn sữa chua là sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ. Vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường rất thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa nên tốt hơn cho sức khỏe rất nhiều. - Ăn sữa chua buổi xế chiều: chống bức xạ và giảm căng thẳng Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra. Trong thời kì mà xung quanh trẻ toàn là máy tính, smartphone... thì tác dụng này của sữa chua thực sự rất cần thiết. Hơn nữa, thành phần Tyrosine trong sữa chua còn giúp cơ thể xoa dịu những căng thẳng mệt mỏi. Do vậy, mẹ cũng nên bổ sung sữa chua thời điểm này để khỏe khoắn và năng động hơn và chăm bé tốt hơn nhé. - Ăn sữa chua buổi tối: hấp thụ canxi tốt nhất Hàm lượng canxi trong sữa chua tương đương với sữa thường. Đặc biệt, nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng giữ canxi hiệu quả nên sữa chua thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Trong khi đó, thời điểm từ nữa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao hơn hẳn. Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua - Tuyệt đối không cho trẻ ăn lúc đói, vì lúc này bụng trẻ trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị axit dạ dày tiêu diệt khiến dinh dưỡng vào cơ thể trẻ sẽ không còn nữa. - Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh/nóng: Nếu làm nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, lúc này sữa chua đã bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hoá cũng giảm đi đáng kể. Còn nếu dùng lạnh quá (để ngăn đá), các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi phần nào, thêm nữa, bé rất dễ bị viêm họng. Mẹ nên lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút rồi mới cho bé ăn. - Quan niệm cho bé ăn càng nhiều sữa chua càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày của bé, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến bé sẽ bị lạnh bụng. - Không được kết hợp sữa chua với một số thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như: thịt đông lạnh, xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng… Trong những thực phẩm này thường có chất quặng ni-to-rat kali - chất này khi kết hợp với một chất ở trong sữa chua sẽ là tác nhân gây ra bệnh ung thư. - Cần vệ sinh miệng sau khi ăn sữa chua: vì trong sữa chua có các vi khuẩn cực kì mạnh, nếu không xúc miệng sẽ làm hỏng men răng của trẻ.