Người lớn gặp trẻ em vẫn hay có những câu bông đùa, trêu trẻ, đa số chỉ vì muốn thân thiết hơn, hiểu trẻ hơn. Tuy nhiên, trêu đùa hay nói với trẻ như thế nào cho hợp lý để trẻ không phải chịu “ sát thương” từ những câu nói ấy? 1. Lấy của bé rồi bắt bé xin lại Thầy các bạn nhỏ đang cầm đồ gì trên tay thì cầm lấy và nói : “Nào, ạ đi thì Bác cho lấy lại.” Tất nhiên đa số mọi người khi nói chỉ để trêu đùa và thử xem các bạn có biết nói “ạ” hay không? Nhưng hành động đó lại có phần không đẹp, sao lại lấy của bé rồi bắt bé xin lại. 2. Giục giã trẻ : “Mồm đâu, Chào Bác đi!” Thay vì giục giã trẻ, người lớn chúng ta cứ chủ động mỉm cười và nói : “Chào con nhé!”. Trẻ con sẽ tự học làm gương mà. Những cụm từ như “Mồm đâu? Mắt để ở đâu?” khi nhắc nhở về một việc gì đó với trẻ đã vô tình dạy trẻ cách nói chuyển không đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và trẻ con thì thường học rất nhanh. Câu nói này còn mang lại cảm giác nặng nề, sợ sệt cho trẻ. 3. Động chạm vào cơ thể bé mà chưa được phép Ở một số nơi thường hay có kiểu trêu đùa các bác các chú hay vạch quần bé trai và nói : “Để Bác xem “hàng” nào!”. Việc trêu đùa trẻ không sai vì người lớn khi gặp trẻ em cũng chỉ muốn thân thiết và hiểu trẻ hơn bằng những trò đùa. Tuy nhiên, việc động chạm vào cơ thể bé khi chưa được bé cho phép bé sẽ cảm thấy không thích, sợ sệt. 4. Nói một điều gì đó bậy bạ rồi thích thú khi trẻ nhắc lại Trẻ con học nói rất nhanh, học bắt chước lại người lớn cũng rất nhanh. Vậy nên việc bông đùa một câu bậy bạ với trẻ rồi thích thú vì trẻ nhắc lại đúng như những gì mình nói là đang gián tiếp dạy trẻ nói bậy. Bố mẹ trẻ có thể đã rất mất công để dạy trẻ nói những ngôn từ đẹp nhất trong giai đoạn đầu đời, vậy nên người lớn không nên bông đùa trẻ bằng những câu nói bậy bạ. Bố mẹ dạy trẻ nói thì rất khó, nhưng người lớn trêu đùa thì trẻ lại học rất nhanh. 5. "Mẹ có em bé thì cháu ra rìa nhé!” Đa số người lớn khi nói câu này để trêu đùa trẻ vì bố mẹ sắp đón thêm một em bé nữa. Nhưng trẻ em còn rất nhỏ và câu nói này thì tính “sát thương” quá cao, sẽ khiến trẻ dễ bị tủi thân, buồn và sợ sệt vì cảm giác bị ra rìa, bị vứt bỏ, trẻ cũng sẽ sinh ra cảm giác ghét đứa em chưa chào đời trong bụng mẹ. Thay vì nói câu đó, người lớn có thể bảo trẻ “ Cháu sắp được làm anh/chị rồi” hay “ Cháu sắp có thêm một người chơi cùng rồi”, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và dễ tiếp nhận hơn rất nhiều, sẽ cảm thấy có trách nhiệm và yêu thương em nhiều hơn nữa. 6. “ Để bà/bác…gọi công an/ngáo ộp/ ba bị bắt.” Các bà, các mẹ thường hay dọa nạt trẻ bằng công an, ngáo ộp hay bằng những người mà trẻ sợ để trẻ ngoan hơn và ăn nhiều hơn. Nhưng dạy trẻ bằng cách dọa nạt là không nên, tuy có thể đem lại hiệu quả tức thì nhưng để dài lâu trẻ sẽ bị ám ảnh, gặp ác mộng hay sợ sệt khi gặp những thứ mà người lớn đem ra để dọa nạt. 7. “Bố đi lấy vợ/ Bố có cô khác rồi!” Bố hay đi công tác lâu, đi công việc về muộn và trẻ sẽ hay hỏi “ Bố đâu rồi?”, đa số người lớn sẽ trêu trẻ bằng những câu đại loại như “ Bố không về nữa đâu, Bố đi lấy vợ mới rồi/ Bố có cô khác rồi”. Vì nhớ bố, đợi bố lâu mà không thấy về, khi trẻ em nghe được những câu nói Bố đi theo người khác, Bố có người khác, trẻ sẽ thấy rất buồn và tủi thân, có thể trẻ sẽ khóc vì tưởng là thật. Và trẻ sẽ vẫn tưởng câu nói này là thật và giữ mãi trong long cho đến khi hiểu chuyện. Và trong suốt khoảng thời gian đó trẻ sẽ cảm thấy ghét Bố chỉ vì một “cô vợ từ lời đùa” của người lớn. 8. “Cháu lôi thôi/vụng về/chậm chạp/ lười/béo/xấu giống y bố mẹ cháu.” Trẻ em thì hay vui đùa, nghịch ngỡm cũng là điều dễ hiểu. Nhưng việc người lớn trách móc một đứa trẻ thì không nên một chút nào. “ Cháu lôi thôi thế/ vụng về, chậm chạp quá” hay chê ngoại hình của trẻ “ Cháu béo/xấu/ lười thế”. Đây là những câu nói “double” đau khổ với trẻ vì không những bị chê lại còn động chạm đến người mà trẻ yêu thương. Trẻ em cũng không hề thích bị chê, đúng ra là không ai thích bị chê cả kể cả người lớn. Nhưng ở trẻ nhỏ, tư duy và trí não của trẻ vẫn đang phát triển, vậy nên việc béo một chút, nghịch một chút hay lười biếng một chút thì người lớn hãy nhắc nhở trẻ bằng những câu nói nhẹ nhàng, để trẻ sửa đổi và hoàn thiện mình. Đừng vội trách móc hay chê bai ngoại hình của trẻ. 9. “Cháu được bố mẹ nhặt ở thùng rác/ ngoài đường/ chợ về đấy!” Tưởng là câu nói đùa nhưng sẽ khiến trẻ hoang mang vì “nguồn gốc” của mình lắm đó. Trẻ sẽ gặng hỏi bố mẹ rất nhiều đó có phải sự thật không? Và đặt ra cả tỉ câu hỏi về nguồn gốc của bản thân mình. 10. Giải thưởng Các cơ quan vào cuối năm học thường trao quà ( thưởng ) cho các cháu đạt học sinh giỏi. Khối cháu bị đòn oan vì điều này vì không đạt học sinh giỏi và làm bố mẹ “mất mặt”. Đồi khi trẻ sẽ sợ học vì những áp lực kiểu “ từ trên trời rơi xuống” như thế này. Mọi người hay bào chữa chỉ là vui thôi mà, nhưng sẽ không vui được vì nó liên quan đến một con người. Nên hãy cùng nhắc nhau hạn chế những thói quen không tốt cho cả mình và đặc biệt là cho trẻ nhé!