Trẻ sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng kể từ khi lọt lòng đến 1 tuổi. Ba mẹ có thể thấy con yêu lớn lên từng ngày, thay đổi nhanh về cân nặng, chiều cao cũng như các kỹ năng cơ bản. Ba mẹ cùng đi tìm hiểu xem trẻ sơ sinh phát triển như thế nào nhé! 1. Giai đoạn bé sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi Giai đoạn sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi Đây là giai đoạn rất rất quan trọng, là lúc bé mới chào đời nên thời gian chủ yếu của bé sẽ dành cho các việc căn bản như là: ăn, ngủ, đi vệ sinh. Đặc biệt 3 tháng đầu, thời gian chủ yếu bé dành để ngủ và hầu như chỉ tỉnh dậy một lúc để ti mẹ và ngủ tiếp. Lúc này, bé sẽ biết: Biết cầm nắm đồ vật, mút tay báo hiệu đói bụng hay sợ hãi, nhìn các vật xung quanh với khoảng cách ngắn khoảng 20-30 cm. Bé sẽ chú ý đến tiếng động xung quanh, bé có thể ngóc đầu lên khi nằm sấp vào tháng thứ 3 hoặc lật lăn. Bé có thể biết hóng chuyện, nhận biết mặt mẹ hoặc mùi sữa. Đây là 3 tháng quan trọng đầu đời và phần đầu cổ bé vẫn rất yếu ớt. Ba mẹ nên chú ý bế bé không rung lắc mạnh, ảnh hưởng tới thần kinh và não bộ. Khi bế, ba mẹ nên chú ý nâng cả đầu, cổ, đỡ gáy bé nhé! 2. Giai đoạn sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi Ở giai đoạn này, các mẹ sẽ thấy bé hoạt bát và nghịch ngợm hơn nhiều. Tuy tổng quan cơ thể của con không lớn quá nhanh nhiều nhưng lại cứng cáp hơn. Trung bình trọng lượng của trẻ 6 tháng tuổi là 7.3 kg và chiều cao sẽ là 65.7 cm. Tùy theo sự phát triển khác nhau của từng bé, nhưng nhìn chung thì trẻ sơ sinh 4-6 tháng tuổi đã biết lật, lăn, cầm nắm đồ chơi. Nhiều bé đã biết phát ra các âm thanh ê a gây sự chú ý, cười thành chuỗi tiếng. Tầm này, phần đầu cổ cũng cứng cáp hơn, bé có thể ngồi nếu được đỡ từ phía sau. 3. Giai đoạn sơ sinh từ 7-9 tháng tuổi Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi Thời điểm này, các bé đã khá thành thục chuyện bò trườn, có dấu hiệu chuyển dần sang đứng, đi. Bé đã biết ngồi vững, ít ngã hơn và nói những từ bi bô. Mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, bé có thể ăn nhiều món hơn ngoài sữa mẹ. Bé bắt đầu năng động, biết tham gia khám phá thế giới một cách hứng thú. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên chú ý đến trẻ, tránh việc trong quá trình tìm hiểu đồ vật xung quanh xảy ra các rủi ro không đáng có. 4. Giai đoạn sơ sinh từ 10-12 tháng tuổi Giai đoạn bé sơ sinh từ 10-12 tháng tuổi Đây là giai đoạn cuối cùng trong năm đầu tiên của trẻ, là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang một em bé. Thời gian này, cơ thể và tâm lý của bé có những thay đổi như sau: Đây là giai đoạn bé tập đi, sự nhận thức của bé cũng tăng lên đáng kể, bắt đầu phát triển ngôn ngữ và có cử chỉ, hành động vô cùng đáng yêu. Bé có thể đứng vững trong vài giây, bắt đầu thích trèo lên đồ vật và bậc thang. Bé biết tự cầm thìa, đũa để xúc cơm, cháo ăn. Cân nặng thường đạt gần gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh. Trẻ biết tự phản ứng với những điều thích hay không thích. Lúc này bé rất nhạy cảm và có thể bắt mạch được cảm xúc của bố mẹ. Trí lực của bé cũng phát triển nhanh chóng, bé có thể nhận biết được các hình vẽ đơn giản, kích cỡ lớn nhỏ và ghi nhận được sự khác nhau giữa các đối tượng mà bé nhìn thấy vào não bộ. Từ những thông tin trên đây, bố mẹ cần theo dõi sự phát triển của con thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, nhằm có cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách nhất nhé!