Bà bầu bị táo bón ra máu khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai (chiếm gần nửa phụ nữ mắc phải). Vấn đề này khiến các mẹ bầu luôn luôn lo lắng. Vậy bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu có sao không? Mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp và hướng dẫn cách khắc phục. Mang thai bị táo bón đi ngoài ra máu có sao không? Tình trạng này là dấu hiệu tần suất đi đại tiện giảm (ít hơn 3 lần/tuần), phân khô cứng và xuất hiện máu (đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc thâm đen). Tùy theo thời gian và mức độ máu chảy cùng các triệu chứng đi kèm mẹ bầu gặp phải mới xác định được mức độ nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ. Nếu mẹ bầu táo bón đi ngoài máu chảy ít trong khoảng 1-2 ngày sau đó tự khỏi thì được coi là bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, táo bón dai dẳng kèm theo máu chảy nhiều, máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia, vùng hậu môn đau rát,…thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé và mẹ bầu tuyệt đối không được lơ là. Bị táo bón đi ngoài ra máu lâu ngày sẽ kéo theo những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ đó là: Bà bầu thiếu sắt: do mẹ bị mất máu thường xuyên và không kịp bù lại. Mẹ bé sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…và lượng máu không cung cấp đủ còn khiến em bé bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Viêm nhiễm vùng hậu môn: vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển khi hậu môn dính máu, ẩm ướt. Táo bón dẫn đến nứt kẽ hậu môn kèm theo máu làm tăng nguy cơ bị ngứa, viêm loét hậu môn, nặng có thể nhiễm trùng máu. Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non: do mẹ bầu cố sức rặn mạnh để tống chất thải ra ngoài khiến tử cung phải co bóp nhiều. Một số bệnh lý liên quan vùng hậu môn-trực tràng: táo bón đi ngoài chảy máu nhiều có thể kích ứng các tế bào ung thư phát triển gây ra u nang hậu môn trực tràng ác tính. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm khác như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, xuất huyết trực tràng,… Cách xử lý và ngăn ngừa bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu Khi gặp tình trạng này mẹ bầu cần tìm cách khắc phục và phòng ngừa để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể: Cách xử lý bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu Lập tức đến cơ sở y tế tin cậy để thăm khám khi đi ngoài ra máu không tự cải thiện sau 1-2 ngày kèm theo các triệu chứng như: hậu môn bị nứt lớn, đau rát, máu chảy ra quá nhiều, đau bụng dữ dội,… Nhờ sự trợ giúp của bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây táo bón chảy máu và nghe theo chỉ dẫn cách khắc phục. Tạm ngừng sử dụng các viên uống bổ sung rồi theo dõi tình hình, đặc biệt là viên sắt không phù hợp có thể dẫn đến táo bón lâu ngày. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, có thể dùng nước lá diếp cá đun để vệ sinh hậu môn. Thành phần isoquercetin và quercetin trong rau diếp cá giúp củng cố thành mạch, sát khuẩn, kháng viêm. Uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày) giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, sau khi thức dậy mẹ bầu nên uống một cốc nước ấm. Tích cực ăn thực phẩm giàu chất xơ như: ngọn rau lang, bí đỏ, cà rốt, trái cây họ cam quýt, bánh mì nguyên cám,… Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, mẹ bé nên ăn một cốc sữa chua trước khi đi ngủ để tăng cường lợi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch. >>Xem thêm: bổ sung sắt cho bà bầu vào tháng thứ mấy Cách phòng ngừa bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều hòa lượng chất xơ trong cơ thể. Cố gắng thực hiện thói quen sinh hoạt tốt, đi đại tiện đúng giờ (tốt nhất là vào buổi sáng), không nên nhịn đi đại tiện sẽ khiến hệ tiêu hóa kém đi, gây áp lực tĩnh mạch cho trực tràng và hậu môn. Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng giảm thiểu táo bón, nâng cao sức khỏe. Trao đổi với bác sĩ lựa chọn viên sắt với liều lượng thích hợp và nghe theo hướng dẫn bổ sung đúng cách. Ưu tiên chọn loại viên sắt dành cho bà bầu không gây táo bón, dạng hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thụ. Lựa chọn sản phẩm sắt chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại địa điểm bán uy tín và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, có pháp nhân đứng ra đảm bảo quyền lợi. Táo bón ra máu không còn là vấn đề nếu như mẹ thực hiện đúng những lời khuyên trên. Chúc mẹ bầu mau chóng đẩy lùi tình trạng táo bón và có sức khỏe tốt để đón bé chào đời thành công!