Nếu như mẹ bầu nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ cho tâm hồn tĩnh tại an nhiên trong suốt thai kỳ, và muốn bồi đắp cho con những năng lượng tích cực, cảm xcus nhẹ nhàng, gieo những hạt mầm tốt đẹp cho tính cách con sau này, thì mẹ rất nên tham khảo và áp dụng phương pháp Thai giáo của nhà Phật Xem thêm: Hiểu đúng về Thai giáo Thai giáo theo đạo Phật có hiệu quả như thế nào? Tương tự các phương pháp thai giáo khác, thai giáo theo đạo Phật cũng thông qua các hoạt động tương tác giữa mẹ và thai nhi, để tạo tác động tích cực tới não bộ và các giác quan của trẻ, giúp con sớm hình thành tư duy và phát triển trí tuệ. Cha mẹ có thể chuẩn bị cho hành trình thai giáo từ rất sớm, chứ không nhất thiết phải đợi đến khi thai nhi có phản ứng với bên ngoài mới thực hiện. Mẹ có biết rằng, ngoài chức năng truyền dinh dưỡng thì dây rốn còn truyền cả dòng cảm xúc của mẹ sang con. Những hormone sinh ra từ các cảm xúc tiêu cực của mẹ (căng thẳng, sợ hãi, ấm ức) như adrenaline, cortisol, cholamine cũng sẽ đi qua nhau thai và truyền sang người bé, gây ảnh hưởng xấu tới con, chẳng hạn như làm thiếu oxy trong máu hay thậm chí gây dị tật thai. Ngược lại, nếu mẹ bầu vui vẻ và có thái độ sống tích cực, thì các hormone enophin và endorophine sẽ giúp bé khi ra đời cũng sẽ rạng rỡ tươi vui và năng động. Để làm được điều này và tránh mọi cảm xúc tiêu cực, phương pháp Thai giáo của nhà Phật căn cứ vào 3 điều: - Thân: hoạt động cẩn thận, bảo vệ giữ gìn thân thể - Miệng: Ăn ngon miệng, vui vẻ khi ăn, nói lời hay ý đẹp, không ăn và nói bậy bạ. - Ý: Tĩnh tâm gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực, sân si. Như vậy có thể thấy, nếu áp dụng đúng phương pháp Thai giáo của nhà Phật, không chỉ có lợi cho sức khỏe và trí tuệ của bé, mà người mẹ cũng sẽ có thai kỳ bình an vui vẻ. Thai giáo theo đạo Phật với 3 giai đoạn thai kỳ Tam cá nguyệt thứ nhất Đây là giai đoạn rất quan trọng khi con dần dần được hình thành và mẹ thì phải thích nghi với nhiều sự biến đổi cơ thể gây ốm nghén, mệt mỏi. 3 tháng đầu cũng là thời kỳ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Tâm trạng của người mẹ lúc này rất dễ trở nên tiêu cực, cáu gắt, bất an lo lắng. Thiền định Phật giáo sẽ giúp mẹ bầu cân bằng tâm lý hiệu quả, bao gồm: - Thiền thực: ăn uống chậm rãi, không nói chuyện khi ăn, nhai kỹ để thức ăn được hấp thụ tốt nhất - Thiền hành: đi bộ nhẹ nhàng, hít thở sâu để thư giãn, ổn định tâm lý, gạt bớt mệt mỏi phiền lo. Mỗi bước chậm rãi, mẹ bầu có thể niệm hồng danh Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, hoặc Nam Mô A Di Đà Phật - Nghe nhạc thiền khoảng 15-20 phút, 3 lần mỗi ngày để những giai điệu du dương xoa dịu tâm trạng, giúp mẹ bầu truyền cảm xúc thư thái nhẹ nhàng sang con. Tam cá nguyệt thứ hai: Thể chất và tâm lý của người mẹ đã ổn định hơn rất nhiều trong giai đoạn này. Và thật hạnh phúc khi mẹ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động, phản ứng đầu tiên của con. Để tiếp tục thai giáo, mẹ duy trì nghe nhạc Phật, luyện tập thiền định, học hỏi Phật pháp, và hãy luôn suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ. Bé sẽ được tác động rát tích cực bởi tất cả những hoạt động đó. 3. Tam cá nguyệt thứ ba Ngoài việc tiếp tục nghe nhạc thiền và nghe Phật pháp, mẹ bầu còn có thể đọc các mẩu truyện ngụ ngôn Phật giáo hay các câu chuyện nhân quả cho con nghe, cùng tâm sự với con. Đó là những hạt mầm tốt lành để bồi dưỡng tâm hồn, cốt cách cho bé sau này. Đồng thời mẹ vẫn vận động nhẹ nhàng và kết hợp các phương pháp thai giáo khác nữa, như thai giáo bằng ánh sáng để kích thích thị giác cho con chẳng hạn. Trong suốt thai kỳ, nhà Phật khuyên mẹ bầu luôn tĩnh tâm, vị tha và chia sẻ. Hãy giải tỏa mọi cảm xúc bằng cách tâm sự với những người thân thiết, tránh để buồn phiền lo lắng tích tụ. Hãy trò chuyện với con thường xuyên bằng tất cả sự yêu thương và chờ đón. Mẹ có thể niệm Phật cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh, thai kỳ suôn sẻ. Tuyệt đối không buồn khổ lo lắng quá mức sẽ dẫn đến trầm cảm. Làm gì cũng hãy luôn nghĩ cho con, vì mẹ có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và ra đời của con. Xin chúc mẹ bầu có một thai kỳ an lạc với phương pháp Thai giáo của nhà Phật.