Ở tuần thứ 7 của thai kì, mẹ đã có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng của mình rồi. Và có lẽ, mẹ cũng đã bắt đầu khó có thể giữ bí mật mình đang có một thiên thần trong cơ thể mình lâu hơn được nữa. Tuần này, mẹ có gì khác? Về cơ thể của mẹ - Bụng bầu của mẹ vẫn chưa nhô lên cao đâu dù tử cung của mẹ đã bắt đầu được nong rộng ra. - Các mạch máu trên cơ thể mẹ sẽ nổi rõ lên, đặc biệt là ở vung ngực và chân. Khi đứng lâu, mẹ sẽ có thể bị sưng đau chân. - Âm đạo của mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình mang thai. Trong trường hợp, dịch nhầy có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc âm đạo ngứa, rát, mẹ cần gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể. - Mẹ có thể sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới. Điều này không nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé, nó cũng giống như cảm giác khó chịu trước kỳ kinh nguyệt của mẹ trước đây vậy. Nếu mẹ thấy triệu chứng đau kéo dài, âm đạo chảy máu hoặc mẹ cảm thấy băn khoăn, lo lắng thì mẹ hãy trao đổi với bác sĩ theo dõi thai kì của mình nhé. - Hai đầu vú mẹ có thể lớn hơn và đậm màu hơn. Xung quanh quầng vú có các nốt Montgometry trông không khác gì những cái mụn. Tuy nhiên, mẹ đừng nặn bỏ những nốt này vì chúng sẽ đồng hành với việc tiết sữa của mẹ sau này. - Mụn có thể xuất hiện nhiều trên mặt mẹ. Về cảm xúc: - Mẹ cảm thấy tinh thần của mình đi xuống khi cảm giác buồn nôn, mệt mỏi nhất quyết không buông tha mẹ. Tuy nhiên, mẹ cứ an tâm nhé, đa phần phụ nữ sẽ đều cảm thấy ổn hơn khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên. - Mẹ có thể thấy bố hơi thiếu quan tâm đến em bé. Nhưng không hẳn như vậy đâu, các bố cần nhiều thời gian hơn để bố cảm nhận được em bé và luôn ghi nhớ việc mẹ đang mang thai. Thai nhi phát triển ra sao? - Thai nhi lúc này dài khoảng 1,3cm và có kích thước tương đương một quả oliu xanh nho nhỏ - Thai nhi đã có tim thai và có thể ngay thấy được bằng máy siêu âm. - Mắt của thai nhi to và bắt đầu có máu. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn 6-9 tháng, ảnh hưởng từ gen di truyền của bố và mẹ. - Tai bắt đầu hình thành cả bên trong và ngoài. Lưỡi bắt đầu xuất hiện và chân răng dần hình thành trong hàm. Tuần này, mẹ nên làm gì ? - Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày nếu mẹ thấy việc dịch nhầy âm đạo xuất hiện làm mẹ không thoải mái - Thay đổi tư thế ngồi, đứng thường xuyên để giúp máu lưu thông trong cơ thể. - Tìm hiểu về các lớp học tiền sản - Thay đổi việc tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh sang những môn thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng hơn, phù hợp với việc mang thai như yoga chẳng hạn. Mẹ tìm hiều tiếp về thai nhi tuần 8 nhé!