Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết cách bổ sung canxi đúng và đủ để mang lại hiệu quả cao cho bé. Bài viết này sẽ chỉ ra những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ mà nhất định bố mẹ phải biết. 1. TÌm hiểu vai trò của canxi đối với sức khỏe trẻ nhỏ Đối với hệ miễn dịch của trẻ Canxi đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ nhỏ Canxi đảm nhiệm vai trò như là một "người chỉ huy" quá trình phản ứng miễn dịch. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Canxi còn giữ vai trò tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng. Đối với những bệnh do chức năng miễn dịch giảm sút, khi được bổ sung canxi đầy đủ, hệ miễn dịch của bé sẽ được cân bằng từ đó đẩy lùi bệnh tật. Đối với xương và răng của trẻ nhỏ Xương chủ yếu được tạo nên từ các khoáng chất (đa phần là Canxi), chiếm khoảng 70%. Do đó, trẻ em khi thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng xương nhỏ, yếu. Từ đó gây nên các hệ lụy như: chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng,... Ngoài ta, trẻ nhỏ thiếu canxi khiến răng mọc không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và dễ bị sâu răng.... Ý nghĩa đối với hệ thần kinh Canxi có vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể trẻ thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh sẽ bị ức chế. Và từ đó, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. Trẻ em bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình, quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần…. 2. Một số lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho trẻ bố mẹ cần biết! Nên bổ sung canxi cho trẻ vào buổi sáng Bổ sung canxi cho trẻ vào buổi sáng là hợp lý nhất Theo các chuyên gia, thời điểm bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Bởi buổi sáng là thời điểm bắt đầu một ngày mới, nếu uống bổ sung canxi vào thời điểm này, con trẻ sẽ vận động cả ngày. Điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình hấp thu canxi. Đặc biệt, bố mẹ lưu ý không nên cho con bổ sung canxi vào thời điểm chiều hoặc tối. Tối là thời gian mà trẻ ít vận động nhất. Vì vậy sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, gây ra các tình trạng táo bón, vôi hóa thành mạch hoặc sỏi thận…. Nên kết hợp bổ sung đồng thời canxi cùng Vitamin D Nên kết hợp bổ sung đồng thời canxi và vitamin D Vitamin D là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết mà trẻ cần bổ sung hằng ngày. Vitamin D có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trẻ em cần được bổ sung 400 đơn vị Vitamin D mỗi ngày để hỗ trợ hấp thụ canxi tối ưu. Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa... Ngoài ra việc tắm nắng vào buổi sáng cũng có tác dụng hấp thụ một lượng lớn Vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 7-8h sáng và nên cho bé mặc quần áo mỏng đến việc hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời được tối ưu hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3 dễ hấp thu để hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi và hỗ trợ xương chắc khỏe cho bé chậm lớn. Hiện nay, canxi tảo biển là loại canxi hữu cơ có độ an toàn và lành tính cao, giúp hấp thu 97% lượng canxi vào cơ thể, giúp trẻ tăng chiều cao an toàn, bền vững từ đó có thể trạng tốt. Tuy nhiên, bố mẹ hãy tìm chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn khi dùng cho bé. Tuyệt đối không nên bổ sung photpho nhiều hơn canxi Theo các chuyên gia, tỷ lệ canxi và phốt pho hấp thụ vào cơ thể cần được đảm bảo. Tỉ lệ này nếu mất cân bằng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu Canxi ở trẻ nhỏ. Theo đó, nếu bố mẹ cho bé ăn quá nhiều thực phẩm có chứa photpho sẽ dẫn tới việc nhanh chóng đào thải Canxi ra ngoài. Thông thường, tỉ lệ canxi, phốt pho trong cơ thể là 2:1 Không nên cho bé ăn mặn - Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi Thực phẩm quá mặn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của trẻ Lượng Natri quá cao sẽ có thể làm giảm sự hấp thụ canxi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày cơ thể trẻ chỉ nên hấp thụ ít hơn 6 gam muối. Nhiều phụ huynh có thói quen ăn mặn nên cũng vô hình tạo cho con của mình thói quen ăn mặn ngay từ nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ.