Mang thai tháng thứ 9 là tháng đặc biệt quan trọng, mẹ bầu vừa háo hức chuẩn bị đón bé chào đời vừa lo lắng về quá trình vượt cạn nguy hiểm và quá trình nuôi dưỡng con lâu dài. Sắt là vi chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe bà mẹ và thai nhi, quá trình sinh sản khiến mẹ bầu mất khoảng 500 – 1.500ml máu tùy vào phương pháp sinh nở, không được bổ sung sắt đầy đủ mẹ bầu có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai không chỉ khiến khả năng miễn dịch bị suy giảm mà còn làm giảm chất lượng và số lượng sữa cho con bú. Vậy bà bầu ăn gì để bổ sung sắt khi mang thai tháng cuối? Tầm quan trọng của sắt đối với sức khỏe bà bầu mang thai tháng cuối Đối với bà bầu, thể tích máu tăng 50% để cung cấp cho thai nhi, vì thế nhu cầu sắt của mẹ bầu cũng tăng lên để gia tăng số lượng hồng cầu và các tế bào máu. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được sắt, cần được bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm và viên uống. Không được bổ sung đủ sắt bà bầu sẽ bị thiếu máu thiếu sắt khiến cả bà mẹ và thai nhi có thể gặp phải một vài biến chứng như: Thai nhi bị sinh non, nhẹ cân Mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ, vỡ ối sớm, bong nhau non, tiền sản giật, sinh non,… Kéo dài thời gian hồi phục sau sinh, tăng nguy cơ bị băng huyết và nhiễm trùng hậu sản do khả năng miễn dịch suy giảm Chính vì thế, mẹ bầu cần chú trọng sử dụng các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt bà bầu để cung cấp đủ nhu cầu của bà mẹ và thai nhi. Sắt có trong cả thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật, được chi làm 2 loại: Sắt heme: Có trong thực phẩm nguồn gốc động vật, dễ hấp thụ Sắt non-heme: Có trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, khó hấp thụ hơn so với sắt heme Bà bầu tháng cuối ăn gì để bổ sung sắt? Thực phẩm là kênh cung cấp hàm lượng sắt an toàn và phong phú cho mẹ bầu. Dưới đây là những thực phẩm giàu sắt nhật mẹ bầu tháng cuối nên ăn: 1. Gan và nội tạng động vật Gan và một số loại nội tạng của động vật như thận, tim, não đều là những bộ phận có hàm lượng sắt phong phú. Một 100g gan bò có thể cung cấp khoảng 6.5mg sắt heme, dễ hấp thụ, cung cấp khoảng 36% nhu cầu của bà bầu. Ngoài ra các loại nội tạng động vật cũng giàu đạm, vitamin nhóm B rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trong gan lại có chứa nhiều vitamin A rất cần thiết cho mắt, tuy nhiên mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 bữa gan để tránh tình trạng ngộ độc vitamin A. 2. Thịt đỏ (thịt nạc) Các loại thịt nạc có màu đỏ như thịt bò, dê, cừu, lợn,… cũng là nhóm thực phẩm giàu sắt, protein, vitamin nhón B, kẽm và nhiều dinh dưỡng quan trọng khác. Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 2.7mg sắt heme rất dễ hấp thụ. Mẹ bầu có thể thường xuyên sử dụng các loại thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày để bổ sung sắt, tăng cường sức khỏe, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và phục hồi hậu sản cũng như quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh sau này. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt 3. Rau bina Hàm lượng sắt có trong rau bina rất phong phú, khoảng 100g rau bina có thể cung cấp khoảng 2.7mg sắt non-heme. Mặc dù sắt non-heme khó hấp thụ hơn so với sắt heme nhưng trong rau bina còn có chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Trong rau bina cũng có chứa carotenoids với hàm lượng phong phú. Đây là một hợp chất chốn oxy hóa giúp mẹ bầu chống viêm, bảo vệ thị giác và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư rất hiệu quả. Cùng với đó rau bina có rất ít calo giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì phổ biến ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú. 4. Bông cải xanh Bông cải xanh không chỉ giàu sắt mà còn cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ mang thai và nuôi con bú. Vitamin C giúp mẹ bầu hấp thụ sắt dễ dàng hơn, folate rất quan trọng đối với sức khỏe hệ thần kinh của thai nhi còn vitamin K lại có vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu, tham gia vào quá trình trao đổi chất trong xương và canxi trong máu, giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn. 5. Mận sấy khô Mận sấy khô là loại trái cây giàu sắt và các chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe beta-carotene (vitamin A), kali, vitamin K. Trong mận khô còn có chứa chất sorbitol, rất giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú rất hiệu quả. Đặc biệt mận khô còn giúp mẹ bầu kiểm soát quá trình oxy hóa của cholesterol LDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư. Đồng thời chất boron trong mận khô cũng giúp mẹ bầu chống loãng xương. >>Xem thêm: uống sắt đúng cách Những loại thực phẩm trên đây rất dễ tìm mẹ hãy thêm ngay vào thực đơn ăn uống hàng ngày để đảm bảo nhu cầu sắt trong thai kỳ. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để vượt cạn thành công!