Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khác xa người lớn - mẹ cần phải biết những điều này để nuôi con khỏe mạnh, lớn nhanh và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Chọn sữa cho trẻ mới sinh, lên thực đơn ăn dặm, hay sử dụng thực phẩm bổ sung… Tất cả những việc này đều cần mẹ có hiểu biết thấu đáo về hệ tiêu hóa của bé, để thiết lập chế độ ăn uống khoa học giúp con hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, các cơ quan được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh. Bởi vì trẻ con không

Chọn sữa cho trẻ mới sinh, lên thực đơn ăn dặm, hay sử dụng thực phẩm bổ sung… Tất cả những việc này đều cần mẹ có hiểu biết thấu đáo về hệ tiêu hóa của bé, để thiết lập chế độ ăn uống khoa học giúp con hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, các cơ quan được bảo vệ và phát triển khỏe mạnh. Bởi vì trẻ con không chỉ là những "người lớn nhỏ bé"  – thực phẩm mẹ ăn được không có nghĩa là bé ăn được, những món nêm nếm vừa miệng mẹ hầu hết lại không hề an toàn và phù hợp với con.   Vì sao mẹ cần đặc biệt quan tâm hệ tiêu hóa của bé? Mẹ luôn luôn cần nhớ rằng: hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn vô cùng non yếu và đang trong quá trình trưởng thành, chứ không giống như người lớn đã hoàn thiện và ổn định. Con cần được chăm sóc đặc biệt để bảo vệ hệ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể trẻ nhỏ chưa được tiếp nhận, biến đổi và đồng hóa tốt như ở người lớn. Enzyme chưa dồi dào và hoạt động hiệu quả, đặc biệt với các chất dinh dưỡng "nặng" như protein hay lactose. Ngoài ra cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn trong đường ruột đều dễ dàng xâm nhập vào máu. Trong khi đó hệ miễn dịch còn rất non nớt sẽ dễ khiến con mắc bệnh. Nếu chịu một chế độ ăn uống kém khoa học, cộng thêm các yếu tố môi trường không tốt, hệ tiêu hóa của bé có thể sẽ bị yếu đi và thậm chí suy nhược kéo dài đến tận tuổi trưởng thành. Con sẽ dễ mắc các bệnh mãn tính kéo dài từ bé đến lớn.   Đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ nhỏ Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, sau đó lần lượt là hầu – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già – trực tràng - ống hậu môn, cuối cùng là hậu môn Các cấu trúc khác giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra hoàn hảo là răng, lưỡi, tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan và túi mật. Hệ tiêu hóa của trẻ có những đặc điểm sau - Tuyến nước bọt chưa biệt hóa, đến 4 tháng tuổi mới hoạt động bình thường. Vì vậy lượng nước bọt sẽ tăng dần. - Thực quản ngắn, có hình chóp nón, vách thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi chưa phát triển, cơ thắt tâm vị yếu.. - Dạ dày hình tròn, nằm ngang và dung tích rất nhỏ, lúc mới sinh là 30 – 35 ml; đến 3 tháng tuổi là 100 ml; 1 tuổi: 250 ml; trong khi dung tích dạ dày của người trưởng thành từ 1.500 đến 3.000 ml. - Hoạt tính của dịch vị còn kém xa người lớn. - Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột. - Hệ vi khuẩn thường trú trong ruột còn non yếu dễ bị mất cân bằng khi gặp yếu tố bất lợi hoặc khi sử dụng kháng sinh.   Những bệnh tiêu hóa thường gặp: Đau bụng đầy hơi (chứng “colic”) trong giai đoạn sơ sinh: các cơn đau bụng thường vào chiều hoặc tối khiến bé quấy khóc không ngừng. Do đầy hơi nên con có thể kém ăn, ngủ không ngon, nôn trớ, chướng bụng. Chứng này sẽ hết khi con lớn hơn. Để phòng và chữa chứng này, mẹ cần cho con bú bình đúng tư thế (trẻ bú mẹ trực tiếp thường ít bị đầy hơi do bầu vú mẹ không có không khí như bú bình), học cách vỗ ợ cho con mỗi khi ăn xong, tránh đặt bé nằm ngay sau khi ăn mà cần bế hơi dựng bé lên trong ít nhất là 20 phút. Cho con tập nằm sấp (tummy time) cũng vô cùng hiệu quả và có nhiều lợi ích khác nữa. Trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng trào những chất chứa trong dạ dày lên thực quản, do thực quản của trẻ ngắn, phần dưới lại nở rộng, cơ tâm vị co thắt yếu. Trẻ nôn trớ nhiều, ảnh hưởng đến tăng trưởng, ngoài ra còn có nhiều chứng bệnh đường hô hấp đi kèm, một số trẻ còn bị ngưng thở do sặc. Nếu trẻ nôn ít, bú khỏe, tăng cân tốt thì không cần điều trị, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Nhưng nếu bé bị nặng hơn và đến sau 18 tháng tuổi mà tình trạng vẫn kéo dài thì cần được chữa trị ngay. Táo bón: Số lần đi đại tiện của bé ít và khó khăn hơn bình thường, phân cứng, vón cục nhỏ, đôi khi còn có máu. Bệnh thường gặp ở các bé biếng ăn, dùng không đúng loại sữa hoặc pha sữa công thức không định lượng, khẩu phần ăn ít chất xơ (trong ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và trái cây), uống nước ít hơn mức cơ thể cần. Táo bón kéo dài dẫn đến các biến chứng nặng như sa và rách niêm mạc trực tràng, trĩ. Tiêu chảy: Đây có lẽ là chứng bệnh tiêu hóa thường gặp nhất ở các bé, có thể do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, hoặc hệ tiêu hóa bị rối loạn, mất cân bằng lợi-hại khuẩn. Tiêu chảy nặng rất nguy hiểm, bố mẹ cần đưa con đi bệnh viên ngay khi có các biểu hiện mất nước, lừ đừ, sốt, tiểu ít, bỏ ăn.   Các biểu hiện của hệ tiêu hóa khỏe mạnh Nếu bé có các dấu hiệu này thì mẹ cứ yên tâm về tiêu hóa của con nhé: - Ăn ngon miệng, ngủ ngoan ít quấy khóc - Ít khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng... - Phát triển tốt về cân nặng, chiều cao lẫn trí thông minh. - Da dẻ mịn màng hồng hào.   Hy vọng bài viết đã mang lại cho mami những thông tin bổ ích về hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, để giúp các mẹ chăm sóc con tốt hơn, phòng tránh những vấn đề về tiêu hóa khiến con biếng ăn, nhẹ cân, chậm lớn. Chúc các bé yêu của mami luôn khỏe mạnh!