Bên cạnh các bữa ăn chính mẹ nên chú ý bổ sung bữa phụ cho trẻ để cung cấp thêm dinh dưỡng cho con. Mẹ nên chọn món ăn vặt và chế biến chúng thành các món dinh dưỡng giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bài viết dưới đây hướng dẫn mẹ cách làm món ăn vặt cho trẻ ăn ngon miệng, mẹ cùng tham khảo nhé! 1. Vì sao mẹ nên bổ sung cho trẻ ăn vặt? Cho bé ăn vặt nên hay không? Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thường có quan điểm không cho trẻ ăn vặt nhiều vì sẽ dễ dẫn đến béo phì và vô tình trở thành thói quen xấu của bé. Tuy nhiên các chuyên gia lại cho rằng, trẻ em đang ở độ tuổi phát triển thì nhu cầu về bữa ăn của bé cũng nhiều hơn. Bé càng lớn thì thể tích dạ dày cũng lớn theo. Do vậy, việc giữ nguyên khối lượng ăn hàng ngày 3 bữa sẽ chỉ đáp ứng tạm thời nhu cầu ăn uống của bé. Hơn nữa, trẻ càng lớn sẽ càng hoạt động nhiều nên sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn, nên trẻ nhanh đói hơn. Lúc này, vị cứu tinh cho chiếc bụng đói của bé chính là những món ăn vặt (hay còn là bữa phụ của bé). Các món ăn vặt sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng cho con sau thời gian chơi đùa. Để bữa phụ phát huy tác dụng, bố mẹ nên làm những món ăn vặt cho trẻ hấp thu một cách hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá nhiều, nên kiểm soát bữa ăn phụ theo khối lượng nhất định. 2. Hướng dẫn mẹ cách làm món ăn vặt cho trẻ ăn ngon miệng Trái cây dầm sữa chua Trái cây dầm sữa chua Trái cây dầm sữa chua là một món ăn vặt cho trẻ ngon miệng mà lại bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhất định bố mẹ phải biết. Món này rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của trẻ. Mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau: Chuẩn bị các loại trái cây mà bé yêu nhà mẹ thích rồi cắt theo hình bông hoa, hình tròn, tam giác, con vật trông bắt mắt một chút…. Cho trái cây đã cắt vào bát sứ, đổ sữa chua không đường vào và khuấy đều. Sau đó cho vào tủ lạnh 15 phút là có thể cho bé ăn được rồi. Sữa chua phô mai Sữa chua phô mai Sữa chua phô mai là loại đồ ăn vặt cho trẻ dễ làm và chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin A, B… tốt cho sự phát triển của xương, trí não và sức đề kháng trẻ nhỏ. Ngoài ra, sữa chua còn có chứa lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé. Thế nhưng, sữa chua mua sẵn thường sẽ chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, mẹ hãy thử vào bếp và chế biến món sữa chua phô mai cho bé ăn vặt theo hướng dẫn dưới đây: Nguyên liệu: Sữa tươi không đường: 500ml Phô mai con bò cười: 2 viên Sữa đặc: 80g Sữa chua: 100g Cách thực hiện: Cho sữa tươi không đường, sữa đặc và phô mai lên bếp đun ấm, khuấy đều cho phô mai tan hết. Sau đó đổ hỗn hợp qua rây để bỏ đi phần lợn cợn. Chờ hỗn hợp nguội bớt, bạn thêm sữa chua đã chuẩn bị vào, khuấy cho tan hết sữa chua. Rót hỗn hợp vào các hũ thủy tinh đã tiệt trùng. Sau đó xếp các hũ sữa chua vào thùng xốp có nắp đậy. Tiến hành đổ nước sôi khoảng 70ºC vào thùng xốp sao cho tới 2/3 hũ sữa chua, phủ khăn lên các hũ và đậy chặt nắp thùng xốp lại. Ủ sữa chua trong vòng 6 – 8 tiếng đến khi đông lại là mẹ đã hoàn thành món sữa chua phô mai cho bé ăn vặt rồi đấy! Bánh cupcake Bánh cupcake Với những trẻ biếng ăn, lười ăn, đây sẽ là một loại bánh ngon miệng, hấp dẫn và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Cách làm như sau: Trộn bột mì, bột nở và gia vị vào một tô. Tiếp tục trộn trứng với bí ngô, dầu ăn, mật mía và vani. Đổ các nguyên liệu vào với nhau rồi trộn đều. Múc từng thìa hỗn hợp cho vào các khay nhỏ đã được quét một lớp dầu để chống dính. Nung nóng lò đến 180 độ C. Nướng bánh khoảng 10 – 20 phút là đã hoàn thành món ăn vặt ngon miệng cho các bé Bánh chuối cam Bánh chuối cam Đây là một trong những món ăn vặt cho trẻ ngon miệng và cực bổ dưỡng. Chuối và cam đều là hai loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin A, C, E cùng canxi, kẽm…. tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ em. Mẹ thực hiện món bánh này theo hướng dẫn sau đây: Nghiền 1 quả chuối chín vào tô rồi trộn đều với 40ml nước cam ép, 75g yến mạch. Tạo hình hỗn hợp thành các miếng bánh tròn nhỏ rồi đặt lên khay. Làm nóng lò đến 170 độ C và chuẩn bị khay nướng đã được trải giấy nến. Tiến hành nướng bánh trong khoảng 10 phút là xong. Bánh rán ngô Bánh rán ngô Ngô có chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như A, E, B1, C, kali, canxi… có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Bánh ngô khá mềm và dễ ăn. Mẹ có thể làm bánh ngô cho bé theo các bước sau: Nguyên liệu: Bột mì đa dụng: 100g Trứng gà: 1 quả Sữa tươi không đường: 100ml Ngô ngọt: 1 bắp Gia vị: muối, dầu ăn Cách thực hiện: Đập trứng ra bát tô, thêm các nguyên liệu còn lại vào bát cùng một chút muối ăn và trộn đều. Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo cho nóng lên. Sau đó múc từng muỗng hỗn hợp đã trộn vào chảo rán với lửa vừa cho vàng đều 2 mặt. Vớt bánh ngô ra thấm dầu và chờ nguội và cho bé thưởng thức. Khoai lang kén Khoai lang kén Theo nghiên cứu, khoai lang là loại thực phẩm chứa lượng beta carotene. Βeta carotene khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A tốt cho thị lực trẻ nhỏ, trí não và sức đề kháng của trẻ nhỏ. Cách làm món ăn vặt khoai lang kén cho trẻ vô cùng đơn giản như sau: Nguyên liệu: Khoai lang: 500g Bột chiên giòn: 150g Bột năng: 20g Nước cốt dừa: 100ml Đường trắng: 2 thìa súp Dầu ăn Cách thực hiện: Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt khoai thành từng khúc nhỏ. Cho khoai lên bếp hấp chín. Sau đó dùng thìa tán nhuyễn khoai, trộn cùng bột năng, nước cốt dừa, đường sao cho được hỗn hợp nhuyễn mịn. Nặn khoai thành từng miếng nhỏ tròn như kén. Sau đó tiến hành lăn các kén khoai qua một lớp bột năng. Hòa bột chiên giòn cùng 150ml nước, khuấy tan. Lăn các kén khoai qua bột chiên giòn và cho lên bếp chiên vàng đều các mặt. Vớt khoai ra thấm dầu và cho bé yêu nhà mẹ thưởng thức. Nếu trẻ có tình trạng trẻ ăn hay ngậm, biếng ăn thì hiện nay, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên cho bé uống các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Một khi trẻ đã có nền tảng sức khỏe tốt thì hiển nhiên bé sẽ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa ổn định, mẹ cũng bớt lo lắng. Tuy nhiên, khi chọn sản phẩm bổ sung cho con, cần chọn sản phẩm có thương hiệu xuất xứ rõ ràng, thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên là tốt nhất. Điều này đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi bé dùng thường xuyên.