Bị chuột rút là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là các mẹ bầu giai đoạn cuối thai kỳ. Tình trạng này gây đau đớn, mất ngủ, lâu ngày có thể khiến sức khỏe của phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng. Chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi bị chuột rút. Bà bầu bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không? Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, tình trạng bà bầu bị chuột rút xuất hiện với tần suất dày hơn, mức độ đau mỗi ngày một nghiêm trọng hơn cùng với quá trình phát triển của thai nhi. Hiện tượng chuột rút khi mang thai ít xảy ra vào ban ngày, thường xảy ra vào ban đêm và trước khi đi ngủ, do đó mẹ bầu hay bị thức giấc giữa đêm. Bị thiếu ngủ kéo dài khiến mẹ bầu bị ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí còn có thể gây ra tình trạng cơ thể suy nhược vì không được ngủ đủ giấc thường xuyên. Ngoài ra, cơn đau do chuột rút gây ra cũng khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu, thường xuyên cáu gắt, bực dọc. Chuột rút trong thai kỳ xảy ra rất phổ biến và hầu như không gây nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị chuột rút ở bụng hay chuột rút đi kèm xuất huyết âm đạo, sốt, chuột rút nhiều hơn 6 lần mỗi giờ lại có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể bị sảy thai, sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non cần rất thận trọng đối với hiện tượng chuột rút. Vì thế ngay khi nhận thấy hiện tượng chuột rút đi kèm các dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đến ngay các trung tâm y tế để được can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó bị chuột rút thường xuyên còn có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ chưa bổ sung đủ canxi cho bà bầu. Bà bầu thiếu canxi khi mang thai khiến mật độ xương của mẹ bầu giảm đi gây ra tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khi đến tuổi mãn kinh; quá trình hồi phục sau sinh cũng diễn ra chậm hơn. Làm sao để giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau do chuột rút? Nếu mẹ bầu gặp tình trạng chuột rút thì hãy bình tĩnh và thực hiện những động tác sau: Nhẹ nhàng thực hiện động tác duỗi, cong chân và các ngón chân vài lần sau đó đứng lên một bè mặt bằng phẳng, lạnh để giảm các cơn co thắt cơ bắp. Chườm nóng khu vực bị chuột rút để làm giảm đau và sưng cơ Massage vùng bị chuột rút Khi đã thực hiện đầy đủ các động tác trên nhưng hiện tượng chuột rút không hết mẹ bầu cần đi khám ngay vì đây có thể là hiện tượng các cục máu đông khiến mạch bị nghẽn. >>Xem thêm: canxi cho bà bầu Bài tập giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai Dưới đây là các bước tiến hành của một bài tập căng cơ dành cho các bà bầu bị chuột rút cải thiện hiệu quả: Đứng đối diện 1 bức tường, tay giơ thẳng, lòng bàn tay chạm vào bức tường Bước chân trái lên trước, chân phải phía sau Từ từ đưa chân trái ra sau, chân phải giữ thẳng đầu gối và gót chân chạm sàn Giữ căng cơ trong khoảng 30 giây, lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Lưu ý không xoay chân và không đứng bằng ngón chân. Đổi chân sau khoảng 30 giây Bên cạnh bài tập căng cơ mẹ bầu cũng có thể làm giảm tình trạng chuột rút khi mang thai bằng cách: Đi bộ, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu hay thực hiện các động tác yoga dành cho mẹ bầu Không giữ nguyên tư thế quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế, ngồi hoặc thực hiện động tác nâng chân trong trường hợp phải đứng trong thời gian dài. Ăn ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt, trái cây sấy khô và trái cây tươi để tăng cường chất điện giải. Uống đủ 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày. Nếu nước tiểu trong có nghĩa mẹ bầu uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng trong khi mẹ bầu không sử dụng thuốc hay thực phẩm có thể thay đổi màu của nước tiểu là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu không uống đủ nước. Đi giày, tất chân phù hợp, chất liệu mềm, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, di chuyển vững vàng, thuận tiện. >>Xem thêm: cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu Nếu áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng này không thuyên giảm thì mẹ nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt cho thai kỳ hạnh phúc!