Trẻ mầm non là độ tuổi giúp trẻ rèn kỹ năng, cũng như giúp bé có thói quen tốt. Chính vì thế có khá nhiều kỹ năng sống cho trẻ mầm non có hoạt động đơn giản phù hợp với lứa tuổi này. Trong vô số những kỹ năng thì các nhóm kỹ năng sống, cho trẻ mầm non gồm có: 5 kỹ năng quan trọng chủ yếu dưới đây. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì? Những kỹ năng cần có cho trẻ hình thành những hành vi lành mạnh. Từ đó giúp trẻ đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Với mong muốn giúp trẻ có được những kinh nghiệm đã được đúc kết trong cuộc sống. Hiểu rõ những điều nên làm, không nên làm trong văn hóa lối sống người dân. Vậy nên kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã được ra đời. Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp rất quan trọng Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi hay ngay từ khi còn thơ bé. Nhằm giúp trẻ biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra. Trẻ sẽ hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết phát triển các mối quan hệ với mọi người. Với thiên nhiên học hỏi và làm giàu có vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm. Thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống, cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Để thiết lập kĩ năng về bất cứ một hành động nào. Con người đều cần luyện tập theo một quy trình và trẻ em cũng vậy. Ba bước cơ bản nhất về quy trình tạo lập một kỹ năng cho trẻ như sau: Tạo cho trẻ kiến thức về hành động: trẻ cần biết được mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động Hướng dẫn trẻ (gợi ý, làm mẫu) từ những người có kiến thức và kĩ năng cao hơn. Bên cạnh đó thúc đẩy trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử… Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo đó vào thực hành. Luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau. 1. Kỹ năng tự phục vụ bản thân Biết tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo… Chính là những kỹ năng tự phục vụ bản thân mà trẻ cần biết. Lúc mới đầu có thể trẻ chưa quen, hãy cứ kiên nhẫn và dần dần trẻ sẽ làm tốt hơn. 2. Kỹ năng bảo vệ bản thân là điều cần thiết Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này. Nhưng sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giải thích lý do cũng như giáo dục cho trẻ hiểu lại càng kích thích tính tò mò. Muốn khám phá trong trẻ vậy nên tác dụng của việc cấm túc này không đáng kể. Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm. Phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản nhất. Trong các nhóm kỹ năng sống, cho trẻ mầm non về bảo vệ bản thân gồm có những kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường. 3. Tạo dựng kỹ năng tự lập Hãy nhớ rằng cha mẹ không ở mãi bên con và không phải lúc nào cũng có thể bên cạnh con 24/24. Vì vậy, hãy dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết phân biệt các loại đồ ăn được, không ăn được. Nếu có thể hãy dạy trẻ có thể chế biến những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình. Ngoài ra, tự chuẩn bị đồ dùng trước khi đến trường. Dần dần biết tự đi đến trường hay biết chạy thoát khi gặp nguy hiểm… Đây là một kỹ năng rất quan trọng, trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 4. Kỹ năng giao tiếp Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng định, giao tiếp là một trông những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp, trẻ sẽ học kỹ năng giao tiếp ngay từ khi mới lọt lòng. Vì vậy, dù trẻ còn bé, hãy tạo điều kiện nói chuyện với trẻ để trẻ tiếp cận được tốt hơn. Sau đó, tạo môi trường phù hợp cho trẻ. Tạo điều kiện giúp trẻ hòa đồng với những người xung quanh. Cho trẻ cơ hội và khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. Kỹ năng giao tiếp là giúp trẻ biết thể hiện bản thân. Diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng cho người khác hiểu. Ngoài những lễ phép thông thường như vâng lời, lễ phép với người lớn… Giúp trẻ có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi, câu nói quan tâm và yêu thương người khác. Ngoài ra còn cần dạy trẻ các thái độ khi nói chuyện với bạn bè và người lạ. 5. Kỹ năng giúp trẻ tự tin Tự tin là khi trẻ mạnh dạn thể hiện các khả năng bản thân trong mối quan hệ với xã hội. Trẻ không ngại khám phá những điều mới mẻ, thụ vị trong cuộc sống. Từ đó tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. Ở mầm non, nhiều khi trẻ chưa hiểu khái niệm kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì. Thì kỹ năng trẻ cần được học là vô cùng quan trọng. Việc giáo dục này cần đến sự kiên nhẫn rất nhiều từ những thành viên khác trong gia đình, cũng như giáo viên tại trường học. Ngoài ra, môi trường cho trẻ trải nghiệm cũng là điều kiện không thể thiếu, ảnh hưởng tới kết quả rèn luyện của trẻ. Xem thêm: 22 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non dạy nhanh kẻo muộn