Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là thời điểm vàng để mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, tăng cường bổ sung dưỡng chất giúp bé yêu phát triển toàn diện. Mẹ đã biết cách nấu cháo dinh dưỡng ngon cho bé tập ăn dặm thế nào để bé cảm thấy hứng thú với việc ăn uống chưa? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ một số món cháo dinh dưỡng ngon cho bé tập ăn dặm. I. Một số món cháo dinh dưỡng tập cho bé ăn dặm 1. Cháo thịt heo Cháo thịt heo bí đỏ Thịt heo là thực phẩm được các mẹ lựa chọn đầu tiên cho trẻ tập ăn dặm bởi lành tính và dễ tiêu. Với bé tập ăn dặm, mẹ nên lựa chọn thịt thăn để cách nấu cháo dinh dưỡng ngon cho bé. Đây là phần thịt giàu dinh dưỡng và dễ xay mịn. Món cháo thịt heo có thể kết hợp được với nhiều loại rau củ. Công thức nấu cháo thịt heo, bí đỏ: Nguyên liệu: 30ml cháo trắng, 10-15gr thịt, 15gr bí đỏ và dầu ăn. Cách chế biến: Thịt lợn đem xay nhuyễn, bí đỏ hấp chín tán nhuyễn. Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, cho cháo trắng, thịt thăn, bí đỏ vào nấu chín. Khi cháo chín múc ra bát, thêm dầu ăn và trộn đều rồi cho bé ăn. 2. Cháo thịt gà súp lơ Cháo thịt gà súp lơ Thịt gà cũng nằm trong nhóm thực phẩm lành tính, vị ngọt rất thích hợp cho bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm. Các mẹ hãy bắt đầu cho con ăn bằng phần thịt ức gà, bởi phần thịt này khá mềm và giàu dinh dưỡng. Công thức nấu cháo thịt gà: Mẹ có thể nấu cháo thịt gà cùng các loại rau củ như: cà rốt, rau ngót, ngô ngọt, bí đỏ, nấm, súp lơ, đậu hà lan,… để tăng thêm hương vị. 3. Cháo rau củ Cháo cà rốt Khi cho bé tập ăn dặm, cháo rau củ là món cháo dinh dưỡng thơm ngon mẹ nên cho con tập ăn. Một số loại rau củ như: khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí xanh, rau ngót,… sẽ kích thích vị giác của trẻ bằng những hương vị riêng. Công thức nấu cháo cà rốt: Nguyên liệu: 30ml cháo trắng, 1 thìa cà rốt hấp, dầu ăn. Cách chế biến: Mẹ cho cháo trắng cùng cà rốt đã tán nhuyễn vào nhau nấu trên lửa nhỏ, thêm vài giọt dầu ăn vào rồi trộn đều cho trẻ ăn. 4. Cháo tôm Cháo tôm Tôm là loại thực phẩm khá tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ cũng có thể sử dụng tôm để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ ăn thử tôm biển, tôm sú… với số lượng nhỏ để xem trẻ có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này hay không. Công thức nấu cháo tôm: tôm nên hấp, bóc vỏ sạch sẽ trước khi xay nhuyễn để nấu cháo cho trẻ. Có thể nấu cùng với rau củ như: rau ngót, mồng tơi, cà rốt,… Vị ngọt của tôm sẽ giúp các bé cảm thấy thích thú ngay từ lần thử đầu tiên. II. Một số điều cần lưu ý trong công thức ăn dặm cho trẻ Trước khi chuẩn bị món ăn dặm cho trẻ, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây cho hành trình ăn của con: Mỗi bữa ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu Trong thời gian trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính. Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ ăn 1 bữa, rồi tăng dần 2 – 3 bữa/ngày và mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng. Cho trẻ ăn dặm theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc, từ ngọt đến mặn. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích nghi dần với các loại thực phẩm mới bên cạnh sữa mẹ. Mỗi bữa ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là những trẻ biếng ăn sau khi ốm, cơ thể bé thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất cần tăng cường bổ sung: kẽm, lysine,… Đa dạng món ăn dặm hơn để trẻ có thể tiếp xúc nhiều hương vị khác nhau và không bị ngán. Trẻ dưới 1 tuổi không nêm gia vị vào món ăn dặm, mẹ hãy chú trọng đến hương vị tự nhiên của thực phẩm. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách nấu cháo dinh dưỡng ngon cho bé ăn dặm. Cùng những lưu ý trong công thức ăn dặm cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện. Riêng đối với các bé lười ăn, chậm tăng cân, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm cho con, nếu mẹ muốn bổ sung thực phẩm chức năng giúp bé tăng cân thì tốt nhất mẹ nên để bé từ 1 tuổi trở lên hãy bổ sung cho con là tốt nhất. Chúc các bé ăn ngoan mau lớn nhé!