Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Không ít người thắc mắc bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không. Mẹ bé cùng tham khảo bài viết này để biết thêm mẹo giảm đau đầu khi mang thai tại nhà. Bị đau đầu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào? Hiện tượng đau đầu kéo dài ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng tình trạng này sẽ khiến cơ thể khó chịu, người trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Mẹ bé tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nguy hiểm được nêu sau đây. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu nên biết Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu có thể kể đến là: Thay đổi nồng độ hormone: thường thấy ở mẹ mang thai trong 3 tháng đầu khi cơ thể chưa thích ứng được sự thay đổi. Mẹ bé có thể cảm thấy đau nhói đầu, đau một bên đầu kèm theo buồn nôn và nôn. Tăng cân nhanh chóng: cuối thai kỳ mẹ có thể gặp hiện tượng này. Tăng cân nhanh sẽ làm quá trình lưu thông máu toàn cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có hệ thần kinh. Thiếu máu lên não là nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu. Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng: mẹ bầu không đảm bảo được chất dinh dưỡng trong cơ thể, bỏ bữa sẽ làm hạ đường huyết và gây ra hiện tượng đau đầu. Thói quen sinh hoạt không tốt: uống không đủ nước, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) hay thức đêm nhiều gây căng thẳng thần kinh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu. Môi trường sống: những nơi quá ồn ào khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, khó ngủ dẫn đến đau đầu. Nguy cơ tiền sản giật: có thể xuất hiện ở tuần thứ 24-26 là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau đầu ở mẹ bầu. >>xem thêm: viên sắt cho bà bầu Giải đáp bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không Các chuyên gia chia sẻ rằng các cơn đau đầu nhẹ ở mẹ bầu sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, nhất là khi mẹ bé bước sang tháng thứ tư thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bé sẽ không cần quá lo lắng về tình trạng này. Thế nhưng, sản phụ cũng không được lơ là khi các cơn đau đầu kéo dài, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Mẹ ở tuần thai từ 24-26 và mang thai ngoài 35 tuổi cần lưu ý vì hiện tượng đau đầu có thể bắt nguồn từ nguy cơ tiền sản giật- hội chứng bệnh lý nguy hiểm đe dọa sức khỏe thai phụ. Các biểu hiện đi kèm đau đầu gây nguy hiểm mẹ nên biết như: Đi tiểu nhiều hoặc ít, tiểu buốt rắt hoặc tiểu sẫm màu, nhìn mờ,… Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đầu đột ngột khi đang ngủ. Các vị trí như bàn tay, chân hay khuôn mặt bị sưng. Đau đầu đi kèm với sốt cao, cổ bị đau cứng, rối loạn thị giác, buồn ngủ nhiều hơn, tê buốt. Có thể đau đầu cùng với đau bụng vùng trên, đau vùng dưới xương sườn. Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi, nghẹt mũi, đau răng. Khi thấy đau đầu xuất hiện cùng các biểu hiện không bình thường, mẹ bé cần liên hệ với cơ sở y tế tin cậy để được khuyên về giải pháp khắc phục cũng như chấm dứt được cơn đau đầu sớm nhất. >>Xem thêm: Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày Bí quyết giảm đau đầu khi mang thai tại nhà cực hiệu quả Tình trạng đau đầu trong thai kỳ mang lại nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này thì mẹ có thể áp dụng những cách sau đây: Massage: Khi cơn đau đầu xuất hiện, mẹ bé có thể massage khu vực vai gáy, lưng cổ sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau, cơ thể cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn. Mẹ có thể sử dụng kết hợp dầu khuynh diệp để nâng cao hiệu quả. Dùng khăn chườm nóng/lạnh: Chườm nóng sẽ giúp các mạch máu được giãn nở, tăng cường lưu thông lên não hoặc mẹ bé có thể tắm nước nóng nhưng không nên tắm quá lâu. Chườm lạnh được sử dụng khi bà bầu bị đau đầu do mạch máu mở rộng, chườm lạnh sẽ giúp thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Sản phụ nên xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày, chia nhỏ các bữa ăn (thêm khoảng 3 bữa phụ) vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh hạ đường huyết, giảm thiểu đau đầu. Bên cạnh đó, mẹ bé cũng nên sử dụng thêm viên uống bổ sung các vi chất cần ở hàm lượng cao mà ăn uống khó đáp ứng đủ như viên sắt cho bà bầu, canxi, DHA,… >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón Tránh dùng thực phẩm gây hại: Mẹ bé cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây nhiều phẩm màu, thịt đóng hộp, rượu, bia,…Đặc biệt, rượu cực kỳ gây hại, có thể cản trở quá trình sinh nở ở thai phụ. Duy trì thói quen khoa học: Mẹ bé nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông, giảm áp lực, căng thẳng và mẹ có thể tham khảo lựa chọn tập yoga, đi bộ, ngồi thiền,…đều rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, sản phụ cũng nên ngủ đủ giấc (từ 7-10 tiếng/ngày), song, không nên ngủ trưa quá 1 tiếng tránh buổi chiều mệt mỏi. Không gian ngủ cần được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hoặc các thiết bị điện tử. >>Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không Tóm lại, khi xuất hiện tình trạng đau đầu khi mang thai, cần phải theo dõi và cải thiện sức khỏe một cách chủ động. Tốt nhất nếu thấy lo lắng vì bệnh ngày càng nghiêm trọng thì hãy đến gặp bác sĩ.