Bên cạnh các bữa chính, bữa phụ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các món ăn bữa phụ cho trẻ mầm non ngon miệng bổ dưỡng mà mẹ nên biết. 1. Tầm quan trọng của bữa phụ Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bữa ăn nào của trẻ nhỏ cũng cần thiết. Ngoài 3 bữa chính là sáng, trưa, tối thì ở mỗi một độ tuổi khác nhau, trẻ em cần có số lượng bữa phụ thích hợp. Nguyên nhân trẻ nhỏ rất cần các bữa phụ là vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn trong khi hệ tiêu hóa lại kém hơn người lớn. Khi trẻ biết đi thì nhu cầu vào khoảng 1470 calo, bằng 2/3 năng lượng mà người lớn cần. Tuy nhiên dạ dày nhỏ và sức tiêu hóa của trẻ lại kém hơn rất nhiều nên không thể chỉ tập trung ăn trong ba bữa chính. Việc ép con ăn trong những bữa chính sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá bằng cách bố mẹ chia thêm nhiều bữa phụ. Theo đó, bữa phụ của trẻ mẹ nên chọn cho con các loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa như sữa, đậu hũ, bánh bông lan, trái cây, chế phẩm của sữa như phô mai, caramen, bánh gối… Và mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn cho bé nên là từ 2-3 tiếng. Ngoài ra, những thức ăn có vị chua và nhiều dầu mỡ mẹ không nên cho bé ăn bữa phụ buổi tối sẽ làm trẻ đầy bụng và khó ngủ. 2. Súp khoai lang sữa tươi Súp khoai lang sữa tươi Khoai lang chứa hàm lượng đạm và tinh bột cao giúp bé tăng cân – tăng cơ. Ngoài ra, khoai lang còn chứa vitamin A, B6 tốt cho tim mạch và trí não của trẻ. Mẹ thực hiện món súp khoai lang sữa tươi theo hướng dẫn sau: Rửa sạch khoai rồi gọt bỏ vỏ, thái khoai thành miếng hạt lựu và hấp 10 – 12 phút cho khoai chín nhừ. Đợi cho khoai nguội bớt, mẹ cho thêm 4 – 5 thìa sữa tươi vào và cho vào máy xay tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn để bé dùng. 3. Các loại ngũ cốc Ngũ cốc Ngũ cốc được xem là thực phẩm siêu dinh dưỡng bởi chúng chứa nhiều protein giúp bé phát triển cơ bắp, chất chống oxy hóa để chống viêm nhiễm, chất xơ cùng các vitamin góp phần hoàn thiện giác quan và nâng cao sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ. Thông thường, các loại ngũ cốc phổ biến được dùng làm bữa ăn phụ cho trẻ mầm non là: gạo lứt, đậu xanh, đậu đen, mè trắng, đậu đỏ,… Mách mẹ cách làm bột ngũ cốc đơn giản cho bé: Đầu tiên, vo sạch và đem phơi các loại đậu, hạt cho ráo rồi xay nhuyễn, cất vào hũ thủy tinh sạch, đóng nắp. Khi đến bữa, mẹ lấy 2 – 3 muỗng bột này pha với nước lạnh đun sôi hoặc sữa tươi và khuấy đều đến khi bột sánh lại và cho bé dùng. 4. Bánh pancake yến mạch Bánh pancake yến mạch Yến mạch là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, K góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện cho trẻ em. Mẹ thực hiện món bánh pancake yến mạch làm bữa ăn phụ cho bé theo hướng dẫn sau: Nguyên liệu: Bột yến mạch 50ml sữa công thức 1 lòng đỏ trứng gà Bơ lạt Cách làm: Bơ lạt để tan chảy tự nhiên rồi trộn đều bơ, sữa, trứng gà cùng bột yến mạch Đặt chảo lên bếp, cho chút bơ vào chảo tráng đều chảo. Dùng muôi đổ từng thìa bột vào chảo, rán đến khi bánh vàng thì vớt ra, lót vào giấy thấm dầu và cho bé yêu thưởng thức. 5. Kem bơ trứng sữa Kem bơ trứng sữa Đây là món ăn giàu dinh dưỡng phù hợp làm món ăn cho bữa phụ của bé mà mẹ nên tham khảo. Các thực hiện vô cùng đơn giản như sau: Lòng đỏ trứng gà và bột ngô đem trộn cùng với nhau thành hỗn hợp sánh mịn. Bơ bỏ vỏ rồi cho vào rây rây mịn Lấy một nồi nhỏ cho sữa tươi vào đun nóng, đổ phần hỗn hợp trứng gà khuấy đều tay cho hỗn hợp sệt lại rồi tắt bếp. Cho phần bơ đã rây mịn vào trộn đều. Sau đó đợi nguội rồi để vào hũ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 2 tiếng mẹ có thể cho bé sử dụng. Trên đây là một số món ăn bữa phụ cho trẻ mầm non ngon miệng bổ dưỡng mà mẹ có thể tham khảo và vào bếp chế biến cho bé yêu của mình. Ngoài thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ thực phẩm hằng ngày thì với trẻ em trên 1 tuổi, các mẹ nên kết hợp cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng thường xuyên. Bởi điều này sẽ tạo nền tảng sức khỏe tốt giúp con có hệ tiêu hóa ổn định, giúp bé ăn ngon và hấp thu dưỡng chất để phát triển toàn diện. *Lưu ý: Khi lựa chọn sản phẩm cho bé sử dụng, cần chú ý tới thành phần và xuất xứ của sản phẩm. Theo đó, mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc ràng, thành phần chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên để đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao.