Trong thai kỳ mẹ bầu thường gặp tình trạng đau đầu vào khoảng 3 tháng đầu hoặc các tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng, không ít bà bầu bị đau đầu ở tháng thứ 5 và cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm sao để phòng ngừa? Mẹ bé đọc bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin nhé! Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu ở tháng thứ 5 thai kỳ Khi bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ thì em bé lớn nhanh hơn và mẹ bắt đầu thấy xuất hiện một số triệu chứng như: nhức đầu, khó thở, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau lưng,…Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Nồng độ hormone bị thay đổi: Thay đổi nồng độ hormone và mẹ chưa kịp thích ứng là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Theo nghiên cứu, khoảng 80% sản phụ bị đau đầu thì đến khoảng 58% cơn đau đầu xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên, một số mẹ có thể vẫn gặp tình trạng này ở tháng thứ 5. Dấu hiệu nhận biết đau đầu do thay đổi nồng độ hormone: đau nhói ở đầu, đau một bên đi kèm buồn nôn và nôn. Chế độ ăn không được đảm bảo: Ở tháng thứ 5, em bé lớn nhanh chóng và mẹ bé cần bổ sung đầy đủ vi chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, DHA,…để đáp ứng nhu cầu. Thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng dẫn truyền máu lên não với biểu hiện là các cơn đau đầu. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể xuất hiện ở trường hợp mẹ chán ăn và hay bỏ bữa làm tụt huyết áp. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu Chế độ sinh hoạt không khoa học: Ngủ không đủ giấc hay sản phụ thức đêm nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh cũng là nguyên nhân gây đau đầu. Bên cạnh đó, uống không đủ nước, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia, hút thuốc lá,…sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé và một trong các biểu hiện là đau đầu. Tăng cân khó kiểm soát: Thông thường sản phụ tăng cân nhanh ở 3 tháng cuối nhưng cũng có trường hợp mẹ ở tháng thứ 5 tăng cân mất kiểm soát làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu toàn cơ thể. Hệ thần kinh hay não bộ thiếu máu, máu không lưu thông có thể gây đau đầu. Môi trường quá ồn ào: Mẹ sống ở môi trường quá nhiều tiếng ồn thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bực bội,…lâu ngày dẫn đến đau đầu. Bệnh lý hay nguy cơ tiền sản giật: Một số căn bệnh nội khoa như: nghẹt mũi, viêm xoang, dị ứng, trầm cảm,…hay dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật (hay gặp ở tuần 24-26 và mẹ mang thai ngoài 35 tuổi) là nguyên nhân gây đau đầu. >>Xem thêm: viên uống axit folic cho bà bầu Phải làm sao khi bà bầu bị đau đầu ở tháng thứ 5? Cách xử lý khi bà bầu bị đau đầu ở tháng thứ 5 Mẹ bầu gặp tình trạng này thì cần lưu ý những biểu hiện có thể gây nguy hiểm như: Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, tiểu buốt rắt, nước tiểu sẫm màu,… Đau nhức đầu kéo dài, đầu bị đau đột ngột khi ngủ. Bàn tay, chân hay mặt bị sưng, nghẹt mũi, đau răng,… Đau đầu đi kèm sốt cao, cổ đau cứng, rối loạn thị giác. Đau đầu cùng đau vùng bụng trên (vùng dưới xương sườn), tăng cân đột ngột. Đối với mẹ đau đầu nhẹ, mẹ bé có thể giảm thiểu đau đầu bằng các phương pháp như: massage, dùng khăn chườm nóng/lạnh, tắm nước ấm,… >>Xem thêm: uống sắt lúc nào tốt cho bà bầu Cách phòng ngừa khi bà bầu bị đau đầu ở tháng thứ 5 Triệu chứng đau đầu xảy ra rất phổ biến khi mang thai. Để hạn chế tình trạng này thì mẹ bé cần chú ý những điều sau: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít), tích cực ăn thực phẩm giàu vi chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, DHA,… Sử dụng thêm viên sắt cho bà bầu, viên canxi, DHA có chứa axit folic,…khi ăn uống bình thường khó đảm bảo đủ. Thiết lập thói quen khoa học, ăn đúng bữa và nên chia nhỏ các bữa ăn, hạn chế thức khuya hay để tinh thần căng thẳng. Tránh dùng những thực phẩm chứa các chất kích thích gây hại hay rượu, bia, thuốc lá,… >>Xemk thêm: uống sắt có nóng không Trường hợp đau đầu kéo dài thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ bé sớm đẩy lùi được cơn đau đầu, luôn có sức khỏe thật tốt và đón bé chào đời thành công!