Chứng đầu nhỏ ở thai nhi được xem là một trong số các dị tật vô cùng nguy hiểm về thần kinh ở trẻ nhỏ mà mẹ nên lưu ý. Dị tật thai nhi đầu nhỏ là gì? Có chữa được không? Kích thước đầu nhỏ hơn bình thường có tác động như thế nào đến sự phát triển sau khi trẻ ra đời? Mẹ bé cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời. Thế nào là dị tật thai nhi đầu nhỏ? Tình trạng này là hội chứng teo não, một rối loạn thần kinh dạng hiếm, khiến kích thước vòng đầu của trẻ nhỏ hơn bình thường và không thể phát triển đầy đủ. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ ngay từ trong bụng mẹ não bộ sẽ ngừng phát triển ngay sau khi chào đời. Một số trẻ lại mắc dị tật đầu nhỏ trong vài năm đầu đời. Nếu bé bị mắc ở mức độ nhẹ thì trẻ chỉ có kích thước đầu nhỏ hơn bình thường, không có ảnh hưởng nghiêm trọng nào khác. Nhưng một số trẻ lại gặp khó khăn về nhận thức, học tập nhưng cũng có thể cải thiện được ít nhiều trong quá trình trưởng thành của trẻ. Bên cạnh đó, dị tật đầu nhỏ có thể là tình trạng riêng biệt, xảy ra không đi cùng bất kỳ dị tật bẩm sinh nào khác. Tuy nhiên đây cũng có thể là 1 loại dị tật xảy ra do sự kết hợp của các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt Dị tật thai nhi đầu nhỏ là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân tiềm tàng có thể gây tật đầu nhỏ, nhưng thường còn chưa được biết đến. Các nguyên nhân phổ biến nhất gồm: a/ Nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ bẩm sinh Dính khớp sọ: Khớp sọ sính vào nhau quá sớm khiến não bộ của trẻ bị hạn chế phát triển do thiếu không gian. Trẻ cần được phẫu thuật tách các khớp dính để não bộ có đủ không gian phát triển nếu không có vấn đề nào khác trong não. Bào thai bị thiếu oxy não: Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ hoặc quá trình chuyển dạ khiến não bộ của thai nhi không được cung cấp đủ oxy. Nhiễm trùng bào thai: Mẹ bầu nhiễm trùng toxoplasmosis, cytomegalovirus, rubella và thủy đậu hoặc bị nhiễm virus Zika do muỗi đốt khiến thai nhi bị dị tật đầu nhỏ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu virus Zika là nguyên nhân gây ra nhiều dị tật não nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là dị tật đầu nhỏ. Bất thường nhiễm sắc thể: Dị tật đầu nhỏ cũng được gặp ở trẻ mắc hội chứng Down hoặc các chứng rối loạn di truyền. Một số khiếm khuyết gen cũng khiến dị tật đầu nhỏ bị di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Mẹ bầu sử dụng chất kích thích hay tiếp xúc hóa chất độc hại: Mẹ sử dụng ma túy, hút thuốc là, uống rượu bia cũng là nguyên nhân khiến trẻ có bất thường về não, trong đó có dị tật đầu nhỏ. Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, đi-ô-xin… hoặc tiếp xúc chất phóng xạ cũng khiến thai nhi bị dị tật đầu nhỏ. Mẹ bầu không bổ sung đủ dưỡng chất: Không bổ dung đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt acid folic cho bà bầu, là nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ và các dị tật não, hệ thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu bị PKU: Còn được gọi là chứng mất kiểm soát Phenylketonuria khiến việc phân rã axit amin phenylalanine bị cản trở. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu dạng nước bổ sung sắt acid folic ngừa nguy cơ dị tật b/ Nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ sau sinh: Do môi trường (dị tật đầu nhỏ mắc phải) Trẻ nhu nhi có chế độ ăn thiếu dưỡng chất nghiêm trọng Trẻ bị đột quỵ, xuất huyết Dị tật não hoặc ống thần kinh Não không được cung cấp đủ máu trong quá trình phát triển Não bị tổn thương >>Xem thêm: DHA cho bà bầu bổ sunng thêm axit folic ngừa khuyết tật thai nhi Dị tật đầu nhỏ có phòng ngừa được hay không? Loại dị tật này chỉ nguy hiểm nếu tình trạng đầu cả em bé nhỏ hơn rất nhiều so với bình thường. Nguyên nhân có thể do não bé phát triển không bình thường hoặc não bị tổn thương trong thai kỳ. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ nghiêm trọng có nguy cơ bị đe dọa tính mạng, còn hầu hết các dị tật ít nghiêm trọng hơn cũng chưa có biện pháp điều trị tận gốc mà chỉ có thể chữa những biến chứng của bệnh lý này. Các biến chứng phổ biến của dị tật đầu nhỏ gồm có: Động kinh Chậm phát triển, biết lẫy, bò, ngồi, đi sau bạn cùng lứa Trí tuệ chậm phát triển, khả năng học tập và thực hiện các hoạt động hàng ngày đều kém hơn trẻ cùng độ tuổi. Khả năng giữ thăng bằng kém, di chuyển khó khăn Khả năng ăn uống cũng kém, có thể mắc chứng khó nuốt Khả năng nghe nhìn kém >>Xem thêm: tác dụng phụ của thuốc sắt Nhue vậy bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng tật đầu nhỏ. Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này đó là mẹ bầu cần thực hiện khám sàng lọc dị tật để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, cải thiện tình trạng đầu nhỏ cho bé. Ngoài ra, để bổ sung đầy đủ sắt và axit folic khi mang thai, mẹ bầu cần uống viên sắt – axit folic hàng ngày và thường xuyên ăn thực phẩm có chứa 2 vi chất này. Cùng với đó, cau khi bé chào đời mẹ vẫn cần thường xuyên đưa con đi khám định kỳ để bác sĩ theo dõ diễn biến sức khỏe và can thiệp kịp thời trước khi biến chứng xảy ra. Chúc mẹ bầu có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!