Đau đầu là hiện tượng sản phụ hay gặp phải trong thời gian mang thai. Tình trạng này thường nhẹ và tự biến mất nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng. Vậy làm gì khi bà bầu bị đau đầu để cải thiện nhanh chóng? Mẹ bầu dành ít phút đọc bài viết dưới đây sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết, giá trị. Ảnh hưởng khi bà bầu bị đau đầu trong thai kỳ? Đau đầu khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu và các tháng cuối thai kỳ. Đại đa số đau đầu thường nhẹ và tự biến mất, tuy nhiên một số trường hợp mẹ lại bị đau đầu dai dẳng, kéo dài. Song, dù đau đầu nhẹ hay nặng thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, cuộc sống hay sức khỏe mẹ bầu. Theo nghiên cứu thì có khoảng 58% trên tổng số 80% mẹ bầu bị đau đầu ở 3 tháng đầu thai kỳ do nồng độ hormone nội tiết thay đổi và mẹ chưa kịp thích ứng. Thời gian này mẹ sẽ thấy khó chịu, đau 1 bên đầu kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Mọi người hay gọi đây là thời kỳ ốm nghén và mẹ cảm thấy chán ăn, khó ăn nhiều thứ. Trường hợp bà bầu bị đau đầu do thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Bà bầu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu làm quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có hệ thần kinh và não bộ. Mẹ sẽ cảm thấy đau đầu đi kèm người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…lâu dần bị suy giảm trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch, nguy hiểm hơn là tăng tỷ lệ sảy thai. Mặt khác, mẹ bầu bị đau đầu còn là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật- hội chứng bệnh lý đe dọa lớn đến mẹ bầu. Không chỉ đau đầu mẹ bé còn thấy kéo theo nhiều triệu chứng bất thường và mẹ cần liên hệ cơ sở y tế tin cậy để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Làm gì khi mẹ bầu bị đau đầu để cải thiện hiệu quả? Tình trạng đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng khiến tinh thần mẹ bầu trở nên khó chịu, ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Sau đây sẽ hướng dẫn làm gì khi bà bầu bị đau đầu để cải thiện nhanh chóng. Liên hệ bác sĩ khi bà bầu bị đau đầu để cải thiện nhanh chóng Đối với cơn đau đầu khiến mẹ buồn bực và muốn chấm dứt ngay lập tức, mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám và nghe theo sự tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp tránh tác hại đối với thai nhi. Ở trường hợp làm gì khi bà bầu bị đau đầu có nguy cơ tiền sản giật, mẹ cần đến cơ sở y tế tin cậy khi thấy những triệu chứng cảnh báo sau: Nước tiểu có màu bất thường, sẫm màu hơn, đi tiểu ít hoặc quá nhiều, tiểu rắt hoặc tiểu buốt,… Đau đầu dữ dội, không thuyên giảm và cơn đau đầu có thể đến đột ngột khi mẹ đang ngủ. Đau đầu kèm theo sốt cao, đau vùng cổ, vai gáy, cảm giác tê buốt, rối loạn thị giác, buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Mẹ tăng cân đột ngột, đau bụng vùng bụng trên, phần dưới xương sườn. Sưng phù bàn chân, bàn tay hay khuôn mặt, có thể kèm thêm nghẹt mũi. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu Các giải pháp giảm đau đầu khi bà bầu bị đau đầu Để giảm đau đầu thì mẹ có thể thử những cách sau đây: Massage, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai gáy, gan bàn chân,…hỗ trợ máu lưu thông, có thể dùng thêm dầu khuynh diệp để tăng hiệu quả. Chườm khăn ấm nóng hoặc lạnh, chườm nóng để giúp các mạch máu được giãn nở góp phần lưu thông; chườm lạnh để thắt chặt mạch máu, thu nhỏ mô cơ do mạch máu mở rộng. Mẹ cũng có thể tắm nước ấm để giảm đau đầu nhưng không nên tắm quá lâu. >>Xem thêm: tác dụng phụ của thuốc sắt Bên cạnh đó, mẹ bé cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng là câu trả lời giải quyết làm gì khi bà bầu bị đau đầu. Cụ thể: Uống đủ nước mỗi ngày, đảm bảo khoảng 2-2,5 lít nước. Ăn đủ chất dinh dưỡng, thiếu sắt thì nên ăn một số loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau màu xanh lá đậm, bánh mì nguyên cám,… Sử dụng thêm viên uống bổ sung vi chất thiết yếu như viên sắt cho bà bầu, viên canxi, axit folic, DHA,…mà ăn uống bình thường khó đáp ứng đủ hàm lượng cao cơ thể cần. Mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm gây hại, đặc biệt cần tránh xa rượu, bia, chất kích thích,…gây hại cho hệ thần kinh. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn vui vẻ cũng giúp mẹ tránh căng thẳng, lo lắng từ đó giảm thiểu đau đầu. Mẹ bé nên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng, nghiên cứu tập yoga,…giúp tinh thần thư giãn cũng góp phần đẩy lùi đau đầu hiệu quả. >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng đau đầu khi mang thai và cách điều trị hiệu quả.