Khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Đó là những bữa phụ giúp bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, để bé tập dần kỹ năng nhai, nuốt và nhận biết hương vị. Tuy nhiên, nếu mẹ đang băn khoăn nên cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 1. Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ? Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tùy theo tháng tuổi của bé mà mẹ có thể cân đối bữa ăn một ngày cho bé sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi nên ăn dặm từ 1 – 2 lần/ ngày Trẻ từ 8 tháng trở đi mẹ có thể tăng lên thành 3 bữa/ ngày Và mẹ nên lưu ý vẫn nên cho con uống sữa xen kẽ giữa các bữa ăn dặm cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng nhé! Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mẹ cũng có thể cho bé ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho con theo mẫu sau đây: Đối với bữa sáng: Thời gian cho trẻ ăn dặm từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ, mẹ nên cho bé ăn rau xanh nghiền hoặc hoa quả. Đối với bữa trưa: Thời gian cho trẻ ăn dặm từ 11h30 phút đến 12 giờ 30 phút. Mẹ nên cho bé ăn các loại cháo dinh dưỡng từ thịt, tôm, cá, trứng, rau xanh… Đối với bữa tối: Thời gian cho trẻ ăn dặm vào từ 18 giờ đến 19 giờ. Mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch… 2. Một số phương pháp ăn dặm hiệu quả cho bé mẹ có thể tham khảo Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu Nhật là cách thức chế biến món ăn riêng lẻ theo tỷ lệ từ loãng đến đặc. Phương pháp này giúp trẻ có thể cảm nhận được mùi vị, kích thích vị giác và ăn thô tốt hơn so với ăn dặm truyền thống. Nhược điểm của phương pháp này là các món ăn khá cầu kỳ nên tốn thời gian chế biến. Vì vậy mẹ cần cân đối thời gian và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Ăn dặm tự chỉ huy BLW Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp tập cho bé ăn dặm thô như người lớn. Với những bữa ăn bắt đầu bằng rau củ quả luộc được hầm mềm và bé sẽ dùng đôi tay của mình để học cách đưa thức ăn vào miệng, tập nhai và xử lý thức ăn. Phương pháp này không chú trọng vào việc ăn hết bữa ăn mà chú trọng phần lớn vào cách xử lý đưa thức ăn vào miệng và phát triển các giác quan. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bé sẽ ăn với lượng rất ít và không tăng cân. Bên cạnh đó, bé rất dễ bị hóc do chưa biết cách xử lý thức ăn thô. Vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý và học thêm các phương pháp cấp cứu xử lý hóc dị vật khi trẻ thực hiện phương pháp ăn dặm này nhé! Ăn dặm truyền thống Là phương pháp chế biến các món ăn bột, cháo xay nhuyễn giúp mẹ chế biến nhanh và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến trẻ không ăn thô tốt nên có nhiều trẻ đến 2 tuổi vẫn ăn cơm nát không ăn được cơm bình thường. Ăn dặm truyền thống vẫn mang đến các món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Do đó, mẹ hãy cân nhắc và áp dụng các phương pháp này cho bé yêu của mình nhé! 3. Một vài lưu ý khi cho trẻ ăn dặm Mẹ nên cho con ăn từ ngọt đến mặn Để việc ăn dặm của bé đạt được hiệu quả tích cực hơn, bố mẹ cần chú ý một số điều sau: Luôn đảm bảo thức ăn của bé tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Nên cho con ăn từ ngọt đến mặn sẽ giúp bé dễ thích nghi mà không bị quá lạ lẫm khi ăn. Ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc Chế độ ăn cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đó là: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ và vitamin. Nên đa dạng thực phẩm cho bé, chế biến món ăn phong phú bắt mắt Không ép con ăn liên tục, không quát mắng con khi ăn Chú ý thời gian ăn cho trẻ cần đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày của bé làm quen với thức ăn và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, với các bé trên 1 tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ thấy bé có biểu hiện chán ăn, lười ăn hay thậm chí là trẻ ăn hay ngậm thức ăn thì các chuyên gia khuyên nên kết hợp cho bé dùng sản phẩm hỗ trợ tăng sức khỏe để tạo tiền đề tốt để giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe mạnh. Với các sản phẩm dùng cho bé, mẹ hãy chọn sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, nguồn gốc đảm bảo để an toàn cho bé dùng thường xuyên. Ngoài ra, sản phẩm nên được chiết xuất từ các thảo mộc lành tính như: hồng sâm, kế sữa, amomum fruits… giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, hỗ trợ bé ăn ngon, tăng cân và chóng lớn.