Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bé cùng tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu và cách cải thiện hữu hiệu ở bài viết này nhé. Vì sao bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bầu 3 tháng đầu bị đau đầu như: Hormone nội tiết bị biến đổi: đây là một trong các lý do điển hình khiến mẹ bị đau đầu khi hormone nội tiết tăng cao gấp 2 lần bình thường và cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng. Sản phụ có thể thấy đau đầu một bên kèm theo hiện tượng buồn nôn hoặc nôn. Thiếu vi chất quan trọng, thường là sắt: do mẹ hay bỏ bữa, không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng khi có em bé. Trường hợp đau đầu do bà bầu thiếu sắt dễ làm thiếu máu vận chuyển đến khắp cơ thể, trong đó hệ thần kinh và não bộ. Ngoài đau đầu, mẹ sẽ còn thấy hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Tăng cân mất kiểm soát: thường gặp ở mẹ bầu trong các tháng cuối nhưng một số sản phụ 3 tháng đầu cũng có thể bị tăng cân quá nhiều. Mẹ bị tăng cân mất kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, đặc biệt máu cho hệ thần kinh gây ra đau đầu. Ngưng sử dụng caffeine: trước khi mang thai mẹ thường xuyên sử dụng cà phê và ngừng đột ngột thì cũng có thể dẫn tới hiện tượng đau đầu. Song, mẹ bé vẫn nên bỏ thói quen uống cà phê hay rượu, bia, đồ chứa chất kích thích,…vì khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Tâm trạng không thoải mái: hay gặp do mất ngủ, thiếu ngủ hoặc đối với mẹ mang thai thường hay lo lắng quá độ, đôi khi stress cũng là một trong các nguyên nhân gây đau đầu. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu Bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu làm sao để cải thiện hiệu quả? Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và an toàn sau để giảm nhanh cơn đau đầu khó chịu: Giải pháp tự nhiên khi bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu Khi cơn đau đầu xuất hiện, mẹ có thể nhờ người nhà massage nhẹ nhàng vùng cổ, vai gáy, gan bàn tay, chân,…để hỗ trợ quá trình lưu thông máu dễ dàng. Mẹ nên kết hợp sử dụng thêm dầu khuynh diệp để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng khăn ấm hoặc lạnh để chườm. Chườm nóng giúp các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não. Mẹ có thể tắm nước ấm để tinh thần thư giãn nhưng không nên tắm quá lâu. Chườm khăn lạnh lên trán sẽ làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu, giảm đau đầu hiệu quả. Cùng với đó, ngủ cũng có thể giúp mẹ giảm bớt các cơn đau đầu. Mẹ bé nên đảm bảo giấc ngủ khoảng 7-10 giờ/ngày, tuy nhiên mẹ không nên ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh buổi chiều mệt mỏi. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, tránh bị làm phiền bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử. Mẹ bầu nên tập thể dục hay đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc nghiên cứu các bài tập yoga cho bà bầu,…đều giúp tinh thần được thư giãn góp phần đẩy lùi cơn đau đầu. Mẹ tuyệt đối không được sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh như rượu, bia, thuốc lá,… >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt Bổ sung đủ vi chất khi bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu là do thiếu sắt. Do đó, mẹ cần cải thiện thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, tích cực ăn các thực phẩm giàu chất sắt và đa dạng dưỡng chất. Bên cạnh chế độ ăn uống thì mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung để đáp ứng đủ nhu cầu sắt, canxi, DHA, axit folic,…mà ăn uống khó cung cấp đủ. Mẹ bé cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chọn sản phẩm với liều lượng phù hợp tránh bổ sung quá liều hay thiếu đều không tốt cho cơ thể. Thành phần viên uống nên chứa một số chất với công dụng bổ trợ nhau, ví dụ, viên sắt cho bà bầu nên chứa thêm vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể. Mẹ lưu ý cần lựa chọn sản phẩm chính hãng, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ mẹ bầu đã sử dụng. Ưu tiên mua sản phẩm tại địa điểm uy tín, có công ty phân phối rõ ràng tại Việt Nam và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Mẹ cũng đừng quên phải tuân theo chỉ dẫn ghi trên bao bì và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt khi sử dụng. >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón 3 tháng đầu bị đau đầu là tình trạng xảy ra phổ biến. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng kiên trì áp dụng những cách trên sẽ giúp mẹ cải thiện tốt triệu chứng n. Chúc mẹ bé sớm ngày thoát khỏi cơn đau đầu và giữ được sức khỏe tốt để đón bé chào đời thành công!