Mang bầu khó thở là tình trạng phổ biến đối với các thai phụ bởi lúc này cơ thể của phụ nữ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường. Biểu hiện có bầu khó thở khiến thai phụ lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bà bầu khó thở khi mang thai là do đâu, làm thế nào để cải thiện? Nguyên nhân gây tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất do cơ hoành (dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi) tăng lên khiến quá trình hít thở của mẹ bầu bị cản trở. Nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị khó thở. Bà bầu 3 tháng cuối bị khó thở do kích thước tử cung lớn chèn ép cơ hoành, lượng máu tăng lên cũng khiến tim hoạt động nhiều hơn là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở. Bên cạnh đó mẹ bầu bị khó thở còn do các nguyên nhân bệnh lý như: Thiếu máu: Khi mang thai thể tích máu của mẹ bầu tăng 50%, nhu cầu sắt cũng tăng 45 – 60g/ngày, thực phẩm không thể cung cấp đủ, mẹ bầu cần uống viên sắt. Những người không uống viên sắt sẽ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai, cơ thể không được cung cấp đủ oxy, tim phải làm việc nhiều hơn khiến bà bầu bị khó thở. Hen suyễn: Bệnh nhân hen suyễn vốn dĩ bị khó thở, mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị khó thở nghiêm trọng hơn. Thuyên tắc phổi: Xảy ra khi có khối máu kẹt lạ trong động mạch phổi làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, khiến bà bầu bị khó thở, ho, đau ngực. Cơ thể bị tích nước: Bà bầu bị tích nước gây phù nề và ảnh hưởng đến xoang mũi, phổi gây khó thở. Cơ tim chu sản: Đây là một dạng của bệnh suy tim với các triệu chứng như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, tim đập nhanh, mệt mỏi và làm bà bầu bị khó thở. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng đối với sức khỏe thai phụ, cần được điều trị ngay. >>xem thêm: viên sắt cho bà bầu Bị khó thở khi mang thai có nguy hiểm không? Đau đầu xuất phát từ yếu tố sinh lý thì sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tình trạng khó thở cũng sẽ tự kết thúc sau quá trình sinh nở. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị khó thở do các nguyên nhân sinh lý thì nên đi khám để được chỉ dẫn cách điều trị tốt nhất. Mẹ bầu thườn xuyên khó thở không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe bản thân mà còn khiến thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe à sự phát triển toàn diện. Nếu mẹ bầu bị khó thở kèm theo các triệu chứng sau thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị: Hen suyễn nghiêm trọng Thở gấp, tim đập nhanh Co cảm giác đau khi thở Đau lồng ngực Ho liên tục, kéo dài, thở khò khè kèm sốt, ớn lạnh Môi, ngón chân, tay bị tím tái Thai phụ có bệnh mạn tính >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón Phải làm sao để cải thiện tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai? Khó thở trong thai kỳ khó tránh khỏi tuy nhiên mẹ có thể hạn chế và điều trị tình trạng này nhờ những bí quyết sau đây: Uống viên sắt bà bầu: Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe, giúp bà bầu không bị khó thở. Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngay khi cảm thấy khó thở hay mệt mỏi bà bầu cần được nghỉ ngơi. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Thay đổi tư thế: Khi cảm thấy khó thở mẹ bầu có thể thay đổi tư thế sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi đứng hoặc ngồi nên thẳng lưng để phổi có thêm không gian tiếp nhận oxy, giảm khó thở hiệu quả. Bà bầu cũng nên nằm nghiêng trái để động mạch chủ không bị tử ung đè lên gây khó thở. Khi ngủ có thể chèn gối vào sau lưng và phần thân trên để thai nhi không chèn ép phổi khiến mẹ bầu khó thở. Vận động phù hợp: Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga bà bầu,… để tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa nhịp tim và nhịp thở. Để đảm bảo an toàn mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp. >>xem thêm: uống sắt đúng cách Bài viết trên chia sẻ một số kiến thức, giúp các mẹ bầu có được cái nhìn tổng quát về tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai. Đa phần đều đến từ sự thích ứng của cơ thể trong quá trình mang thai nên không có cách khắc phục triệt để. Cách tốt nhất để phòng ngừa là nâng cao sức khỏe của bản thân.