Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

CẨM NANG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH 3 THÁNG ĐẦU

Đối với trẻ sơ sinh, 3 tháng đầu đời vô cùng quan trọng, bởi đây là lúc bé rất yếu ớt khi phải rời xa bụng mẹ, phải tập thích nghi với môi trường mới. Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của bé thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đúng cách là vô cùng quan trọng.

Đối với trẻ sơ sinh, 3 tháng đầu đời vô cùng quan trọng, bởi đây là lúc bé rất yếu ớt khi phải rời xa bụng mẹ, phải tập thích nghi với môi trường mới. Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của bé thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đúng cách là vô cùng quan trọng. 1. Đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng sữa mẹ cho bé Mẹ nên đáp ứng bé bú bất cứ khi nào bé đói Rời xa bụng mẹ đồng nghĩa với việc bé phải rời xa môi trường ấm áp, đầy đủ dinh dưỡng và đây là lúc bé rất cần nặng lượng để chống chịu với môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu rất cao, ba mẹ nên đáp ứng ngay khi trẻ vừa chào đời: Trẻ 0-3 ngày tuổi, mẹ nên để bé bú từ 5-10 phút cho 1 bên vú giúp bé tạo ra lịch trình bú sữa mẹ ngay từ đầu. Khi bé được 6 tuần, nhu cầu ăn của bé tăng lên, lúc này, mẹ nên cho bé bú mỗi bên lâu hơn từ 25-35 phút. Thời gian nghĩ giữa các cữ bú là khoảng 2-3 tiếng. Khi con được 6 tuần – 3 tháng, mẹ cần giảm thời gian bú xuống 15-30 phút/bên, đồng thời tăng thời gian nghỉ giữa các cữ lên 3-3,5 tiếng. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ ngay khi chào đời sẽ có sức đề kháng tốt để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột và tỷ lệ mắc viêm phổi thấp hơn nhiều so với trẻ không được dùng sữa mẹ nhờ vào lượng IgA trong sữa mẹ cao gấp hàng nghìn lần so với sữa thông thường. Do vậy, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ sẽ quyết định chất lượng nguồn sữa của con. Để con có đủ sữa, mẹ nên uống ít nhất 1800 ml nước mỗi ngày. Cùng với đó, chế độ ăn của mẹ cần tăng thêm trung bình 550 kcal so với trước khi có thai. Ưu tiên bổ sung đạm từ thịt, cá, sữa,.. và chất xơ từ rau xanh, trái cây. 1 tháng sau sinh, vẫn duy trì sử dụng thêm sắt và canxi. Đặc biệt, trong thời gian này mẹ cũng không nên kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng mất sữa. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và cho bé bú liên tục, bà mẹ cần được ngủ đủ giấc, luôn giữ được tinh thần thoải mái, lạc quan để có thể duy trì chất lượng nguồn sữa mẹ tốt nhất. 2. Đảm bảo trẻ sơ sinh 3 tháng đầu luôn được ủ ấm Bởi vì 3 tháng đầu của trẻ sơ sinh là giai đoạn làm quen với môi trường bên ngoài, nên hàng rào sức đề kháng đang cực kì mong manh, chỉ cần nhiệt độ không đủ ấm sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh. Các mẹ cần giữ ấm chân, tay, lưng, bụng của bé. Đồng thời, mẹ phải thường xuyên kiểm tra xem tay chân, lưng bé có bị lạnh hay đổ mồ hôi không. Bởi mồ hôi sẽ thấm ngược vào phổi, khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi, cảm lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh nên duy trì 26-32 độ, thông thoáng. Ba mẹ nên mua những đồ dùng có chất liệu cotton, co giãn, dễ mặc để thấm hút mồ hôi cũng như tránh làm bé bị thương. 3. Hiểu bé thông qua tiếng khóc Giao tiếp với trẻ thông qua tiếng khóc Trẻ sơ sinh chưa biết nói, do vậy con sẽ dùng tiếng khóc như một cách giao tiếp với ba mẹ. Khi bé đói, mệt mỏi, gắt ngủ, hay đơn giản bỉm đã đầy đều là những nguyên nhân khiến bé khóc. Ba mẹ nên tập cách quan sát, tìm hiểu vì sao bé khóc, và đáp ứng chính xác yêu cầu của con. 4. Tắm đúng cách và chăm sóc cuống rốn cho bé Vệ sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu, nên việc vệ sinh rất quan trọng để tránh tình trạng viêm da, nhiễm trùng cuống rốn. Tuy nhiên da trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu rất mỏng manh, nhạy cảm, vì vậy mẹ phải tránh dùng những sản phẩm chứa thành phần hóa học cao, cần lựa chọn kĩ sản phẩm thân thiện với da của trẻ. Cách tắm cho trẻ sơ sinh 3 tháng đầu: Bước 1: Sát trùng tay bằng cồn 70 độ trước khi tắm cho trẻ, không để móng tay tránh làm trẻ bị thương. Để bé tắm ở phòng ấm áp, kín gió. Bước 2: Nhiệt độ nước tắm khoảng 37 độ C. Bước 3: Dùng khăn xô thấm nước muối sinh nhẹ nhàng lau mặt, tai, mũi, cổ trước khi tắm Bước 4: Tắm từ chỗ sạch nhất đến những chỗ có nếp gấp như cổ tay, cổ, cổ chân, bẹn…, bộ phận sinh dục. Bước 5: Lau rửa thật nhẹ cho bé từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng, riêng bé trai thì mẹ nên rửa nhẹ nhàng tránh tuột bao quy đầu. Bước 6: Lau khô người bé bằng khăn bông mềm rồi quấn khăn bông khô vào người bé để bé không bị lạnh. Rốn của bé rụng từ 7-10 ngày sau sinh, do đó trước khi cuống rốn rụng, mẹ phải luôn vệ sinh thật kỹ vùng rốn cho bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng tăm bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng lau chân rốn, thân rốn đến mặt cắt cuống rốn.. Bởi cuống rốn sẽ nhanh khô hơn khi tiếp xúc với không khí, do đó, mẹ nên giữ cho vùng rốn thật thông thoáng. Tuyệt đối không được ngâm cuống rốn trong lúc tắm. Khi rốn rụng, vẫn cần tiếp tục vệ sinh rốn hàng ngày cho tới khi chân rốn khô, không còn tiết dịch để tránh tình trạng nhiễm trùng. 5. Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu Bởi vì bé chỉ có nguồn thức ăn duy nhất là sữa nên mẹ phải bảo vệ tốt nguồn sữa để tránh tình trạng bé bị tiêu chảy. Mẹ cần được ăn đủ, uống đủ, ngủ đủ giấc, hạn chế tối các gia vị nặng như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu chậm phát triển: mắt chậm chạm, cơ thể quá mềm hoặc quá cứng,.. thì phải nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Sau khi hết 1 tháng đầu tiên, mẹ nên rèn luyện cho bé trình tự: ăn – chơi – ngủ, lặp đi lặp lại 1-3h một lần. Hy vọng thông qua bài viết trên, ba mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách nhất nhé!