Trẻ lười ăn, trẻ ăn hay ngậm thức ăn là một trong những vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu vì lo lắng và mệt mỏi. Vậy, trẻ ăn ngậm do những nguyên nhân gì và cải thiện thế nào cho hiệu quả? 1. Trẻ ăn ngậm cho những nguyên nhân gì? Trẻ ăn hay ngậm Các bác sĩ cho biết, trẻ ăn ngậm, lười ăn, chán ăn là do một số các nguyên nhân sau đây: Bé bị mắc bệnh: Trẻ bị mắc bệnh như viêm họng, mọc răng, ốm vặt… gây khó chịu trong người khiến bé khó nuốt, nuốt đau. Từ đó gây nên tình trạng trẻ ăn ngậm. Bé bị các vấn đề về tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, còn non nớt nên dễ bị tổn thương, rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt là sau đợt điều trị bằng kháng sinh sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn, ăn không ngon, trẻ ăn hay ngậm, hấp thu kém, chậm lớn… Thức ăn nhàm chán: Một chế độ ăn lặp lại lặp lại mùi vị khiến trẻ nhỏ cảm thấy ngán, từ đó bé lười ăn, hay ngậm không chịu nuốt. Cách chế biến món ăn không phù hợp: Thức ăn được chế biến không phù hợp với với sở thích, độ tuổi như quá cứng, quá nhuyễn cũng khiến bé ăn ngậm, lười nuốt. Trẻ bị phân tâm khi ăn: Những trẻ đang trong giai đoạn hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên sẽ rất dễ bị phân tâm hoặc mải chơi mà quên ăn. Điện thoại, tivi, đồ chơi… đều là những thứ kích thích sự tò mò của trẻ. Hiện nay, nhiều bố mẹ đang sử dụng thiết bị điện tử giống như giải pháp để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm trẻ lười ăn, lười nuốt mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. 2. Mách mẹ cách cải thiện trẻ ăn ngậm hiệu quả Không cho trẻ ăn rong, không tivi, Ipad khi ăn Không cho trẻ ăn rong, không tivi, Ipad khi ăn Cách khắc phục trẻ ăn ngậm hiệu quả được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng hiện nay đó là không để các thiết bị điện tử, đồ chơi gần con lúc ăn uống và không cho con ăn rong. Ngoài ra, hãy cố gắng cho trẻ tập trung lúc ăn và chỉ nên giới hạn thời gian ăn của trẻ trong khoảng 30 phút. Nếu có thể, mẹ hãy cho trẻ ăn cùng với cả nhà để bé tập trung hơn. Đa dạng chế biến món ăn cho trẻ Mẹ hãy thường xuyên thay đổi cách chế biến, cách trình bày, loại thức ăn để bé yêu của mình luôn hứng thú với việc ăn uống. Tuy nhiên, thực đơn cho trẻ ăn ngậm vẫn cần đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính đó là: tinh bột – đạm – chất béo – chất xơ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều Không nên ép trẻ ăn quá nhiều Hầu hết, cha mẹ có con biếng ăn, ăn hay ngậm thường mắc một sai lầm là cố ép buộc trẻ ăn. Việc cố ép con ăn không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng khiến bé càng sợ việc ăn uống hơn, ăn “chống đối”, ngậm thức ăn… Vì vậy, mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu, vừa đủ để hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định hơn. Ngoài ra, với các bé 1 tuổi trở lên thì mẹ có thể cho bé dùng thìa tự xúc ăn. Dù ban đầu có thể sẽ vương vãi, đổ đồ ăn nhưng mẹ tuyệt đối không nên la mắng, cáu giận mà hãy để con tự quen dần, con sẽ hào hứng với việc ăn uống hơn, việc nhai nuốt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đấy! Không cho trẻ ăn vặt trước khi ăn Để khắc phục trẻ ăn ngậm hiệu quả thì các chuyên gia khuyên mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn, trong thực đơn cho trẻ ăn ngậm mẹ nên sắp xếp bữa phụ cách bữa chính ít nhất 1 giờ. Việc trẻ đã ăn đồ ăn trước bữa ăn khiến trẻ chán, đầy bụng, không muốn ăn thêm nên thường có biểu hiện ngậm thức ăn, không nhai, nuốt… Bổ sung thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe cho bé ăn ngon miệng Tình trạng trẻ ăn hay ngậm thường xuyên sẽ làm cho cơ thể con bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu để giúp bé phát triển. Vậy nên, bố mẹ có thể giúp bé cải thiện hệ tiêu hoá, giúp bé ăn ngon hơn bằng việc bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng. Bổ sung thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe cho bé ăn ngon miệng Theo đó, mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất tự nhiên lành tính như thảo quả Amomum fruit giúp bé ăn ngon, tiêu hóa ổn định, từ đó có thể trạng tốt. Ngoài ra, hãy lưu ý chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe khi bé dùng thường xuyên.