Khó thở khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, nhất là trong những cuối thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bà bầu khó chịu và ảnh hưởng nhiều tinh thần và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gì khiến bà bầu khó thở và cách chăm sóc bầu như thế nào để khắc phục tình trạng này? 1. Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở là gì? Khó thở khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu khó thở có rất nhiều. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xác định được chính xác, vì thế bà bầu cần lưu ý hiểu rõ các triệu chứng kèm khó thở như: tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và tức ngực… để biết mức độ của biểu hiện khó thở. Bà bầu khó thở khi mang thai có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, từ tử cung đang trong giai đoạn phát triển đến những thay đổi trong nhu cầu của tim ở thai kỳ. Bà bầu có thể cảm thấy khó thở ngay từ khi mới mang thai hoặc có thể xảy ra muộn hơn ở 3 tháng giữa hay cuối thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng bà bầu khó thở đó là: Bệnh hen suyễn: Nếu bị hen suyễn khi mang thai thì rất có thể khiến cho tình trạng khó thở sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn tới nhiều bệnh lý khác nếu bà bầu không chữa trị và ngăn chặn. Bệnh cơ tim chu sản: Bệnh này có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, là một loại của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi. Bà bầu phải phát hiện kịp thời để không nhầm lẫn với biểu hiện thông thường khi mang thai. Bệnh thuyên tắc phổi: Thường xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hít thở và bà bầu khó thở, ho hay thậm chí đau ngực. Tình trạng tích nước: Đa số các bà bầu hay phù nề khi mang thai do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề, việc tích nước trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi và gây khó khăn khi thở. Bị thiếu máu: Khi mang thai, cơ thể bà bầu cần lượng sắt nhiều để sản xuất các tế bào hồng cầu và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác. Việc thiếu sắt, thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến bà bầu khó thở sẽ khiến cơ thể làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy. >> Xem thêm: Cách massage bầu giảm đau nhức cho bà bầu! 2. Bà bầu khó thở có nguy hiểm không? Hầu như các bà bầu khó thở khi mang thai là hiện tượng bình thường cho đến cuối thai kỳ, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và con. Thế nhưng nếu tình trạng đó kéo dài thì liệu bà bầu khó thở có đáng lo ngại? Tuy nhiên, bà bầu khó thở sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ nếu xuất hiện các triệu chứng sau: Nhịp tim bị tăng đột ngột và đập không đều. Cảm giác khó thở nặng nề, mệt mỏi, yếu dần đi sau những trận trống ngực đập liên hồi. Khi làm bất kể việc gì bà bầu có cảm giác đau tức ngực, đau liên tục không thở được. Xuất hiện tình trạng khó thở kể cả khi mẹ bầu nằm ngủ vào ban đêm Khó thở kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to Với những bà bầu có tiền sử bệnh hen suyễn trước đó cũng nên cẩn thận, tốt nhất là nên đến bệnh viện để nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa. Khi bà bầu khó thở xuất hiện những triệu chứng trên hoặc tình trạng kéo dài quá lâu thì chắc chắn đó là điều đáng lo ngại, hãy đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời phát hiện và chữa trị. >> Xem thêm: Bà bầu bị đau đầu có được dán cao không? 3. Làm gì để cải thiện tình trạng khó thở? Sau khi giải đáp thắc mắc tại sao bà bầu khó thở và liệu điều đó có đáng lo ngại không thì sau đây là một số phương pháp chăm sóc bầu giúp bà bầu kịp thời ngăn chặn tình trạng đó. Bà bầu khó thở nên nghỉ ngơi Trước tiên, thai phụ cần lập tức nghỉ ngơi khi gặp tình trạng bị khó thở cũng như thấy cần thiết, bởi khi mang thai không thể thực hiện các hoạt động thể chất như những người bình thường. Thay đổi tư thế nằm và ngồi để cải thiện tình trạng khó thở Khi gặp tình trạng khó thở, bà bầu có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở dễ dàng hơn. Với tư thế ngồi, hãy giữ thẳng lưng hoặc đứng sẽ giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng hơn. Nếu bà bầu khó thở về đêm thì có thể nằm nghiêng, chèn gối vào sau lưng và phần thân trên để tránh gây áp lực lên phổi. Đồng thời tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở dễ dàng. Vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng khó thở cho bà bầu hiệu quả Mỗi ngày bà bầu không nên vận động quá sức, mang vác đồ nặng. Bà bầu khó thở nên tập luyện các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc sinh đẻ để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi dạo, tập yoga, thiền… là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở trong thai kỳ. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hành. Khi bà bầu gặp tình trạng khó thở trong thai kỳ, massage bầu có lẽ sẽ là một giải pháp tuyệt vời giúp cải thiện hiện tượng trên đồng thời đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Massage bầu có khả năng loại bỏ các cơn đau nhức toàn cơ thể và giải tỏa stress. Đồng thời giúp khí huyết lưu thông, từ đó khắc phục việc khó thở cũng như các tình trạng khó chịu khác của thai kỳ. Để massage bầu chuẩn khoa học mẹ nên chọn cho bản thân địa chỉ dịch vụ chăm sóc bầu uy tín nhé. Ngoài ra đến địa chỉ massage bầu uy tín mẹ được chăm sóc bởi các bước chăm sóc bầu vô cùng tốt giúp mẹ khỏe mạnh, rạng rỡ hơn như: Bước ngâm chân cho bà bầu giúp lưu thông khi huyệt giảm phù nề, ngủ ngon hơn, các bước massage bầu từ chân lên đến đầu giúp mẹ giảm thiểu đau nhức mệt mỏi và thư giãn hơn. Tại đây không chỉ giúp các mẹ bầu chăm sức khỏe giảm stress mà mẹ còn được thực hiện các bước chăm sóc da cho bà bầu để có làn da mịn màng và rạng rỡ hơn. Tại Hà Nội, nếu mẹ bầu cần tìm cho mình một địa chỉ chăm sóc bầu uy tín thì không thể bỏ qua Mama Maia Spa – spa chăm sóc bầu hàng đầu với hơn 300.000 sự tin chọn của các mẹ, đặc biệt còn có những Sao Việt nổi tiếng như DV Hoàng Yến, MC Minh Trang, MC Thùy Dung, MC Phương Mai với mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh.