Khó thở khi mang thai thường xảy ra nhiều vào những giai đoạn đầu – cuối thai kỳ, đặc biệt tình trạng khó thở cũng phổ biến hơn vào sau bữa ăn và ban đêm. Vậy vì sao bà bầu khó thở về đêm và cách cải thiện tình trạng này như thế nào thì hiệu quả nhất? Mẹ bé cùng tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé! Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở về đêm Mang thai bị khó thở về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phụ thuộc vào từng gia đoạn của thai kỳ và thể trạng của từng người. Bao gồm: Bà bầu bị khó thở về đêm do các yếu tố sinh lý Thai nhi không ngừng lớn lên trong suốt thai kỳ đồng nghĩa với việc kích thước tử cung cũng tăng lên khiến cơ hoành bị chèn ép mạnh mẽ. Đây chính là cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ lưu thông không khí trong phổi khiến mẹ bầu bị khó thở ban đêm. Những thai nhi thường xuyên quẫy đạp trong bụng cũng khiến mẹ bầu bị khó thở ban đêm nhiều hơn, thậm chí còn bị ngất xỉu do cơ hoành bị chèn ép hoàn toàn, không thể đưa không khí vào trong phổi. Tình trạng mẹ bầu bị khó thở ban đêm còn phụ thuộc vào vị trí ngôi đầu của thai nhi. Trước khi thai nhi quay đầu, du chuyển xuống phía dưới xương chậu thì đầu em bé nằm dưới xương sườn, chèn ép vào cơ hoành cũng khiến mẹ bầu bị khó thở. Những mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt do không uống viên sắt bà bầu ngay từ khi mang thai cũng có hiện tượng khó thở ban đêm. Ngoài ra thai phụ còn bị suy nhược cơ thể, không thể thực hiện được đầy đủ các công việc, các hoạt động thể lực thông thường và đặc biệt là không thể vận sức, rối loạn nhịp tim và nhịp thở, tăng nguy cơ bà bầu gặp biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở về đêm trong 3 tháng đầu Trong 3 tháng đầu kích thước bào thai còn nhỏ, không chèn ép cơ hoành. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể cảm thấy khó thở do nồng độ hormone progesterone tăng cao tác động tới các hoạt động của hệ hô hấp, đặc biệt là phổi, khiến mẹ bầu bị hụt hơi, khó thở, thường xảy ra nhiều vào ban đêm. Ngoài ra nhu cầu oxy của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cao hơn bình thường và khiến mẹ bầu bị khó thở. Nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở về đêm trong 3 tháng giữa Tình trạng khó thở khi mang thai sẽ phổ biến hơn trong giai đoạn từ tháng thứ 4 trở đi vì thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Khi này lượng máu phải bơm tăng lên cũng khiến bà bầu thở nhanh và nông hơn. Mặc dù điều này hoàn toàn tự nhiên nhưng mẹ bầu cần tập hít thở sâu và chậm để giảm bớt tần suất bị khó thở vào ban đêm. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt giúp ngừa khó thở do thiếu sắt Nguyên nhân mẹ bầu bị khó thở về đêm trong 3 tháng cuối 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn kích thước thai nhi tăng cao khiến cơ hoành bị chèn ép. Quá trình trao đổi chất cũng diễn ra mạnh mẽ hơn để cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn. Khi thai nhi cử động cũng khiến tử cung chèn ép cơ hoành, thu hẹp dung tích phổi khiến mẹ bầu bị khó thở về đêm, đau lưng, ngất xỉu,… >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu loại nào tốt giúp ngừa thiếu máu thai kỳ Bí quyết làm giảm bà bầu bị khó thở về đêm Sự phát triển của thai nhi sẽ làm tăng dần tình trạng khó thở về đêm khi manng thai và tự động chấm dứt sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên từ khi hiện tượng này xuất hiện mẹ bầu sẽ phải sống chung với nó, không thể điều trị triệt để mà chỉ có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Cụ thể như sau: Nằm nghiêng về bên trái là chính, có thể sử dụng gối mềm để kê bụng, đỡ lưng và chân, đầu gối cao hơn ngực. Ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phái sau để tăng dung tích lồng ngực, giúp phổi chứa được nhiều không khí hơn. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, không mặc quần áo chất sẽ khiến hoạt động hô hấp bị cản trở Thực hiện các bài tập hít thở, bài tập thể dục, động tác yoga dành cho bà bầu đều đặn, thường xuyên, phù hợp với sức khỏe. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nói không với khói thuốc lá và chất kích thích Bổ sung đầy đủ sắt bằng cách uống viên sắt và thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt. >>xem thêm: uống sắt đúng cách Cách tốt nhất để sớm điều trị và ngăn ngừa tình trạng này là ngay khi có dấu hiệu khó thở nhiều, kéo dài, da xanh, sức khỏe suy giảm, ho nhiều, rối loạn nhịp tim,… mẹ cần đến các bệnh viện khám bệnh ngay để tránh nguy hiểm cho thai kỳ. Riêng các mẹ mắc bệnh tim, hen suyễn, phổi mạn tính thì cần đi khám ngay khi bị khó thở. Chúc mẹ có nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe thai kỳ an toàn và thuận lợi!