Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tục xuất hiện những vụ trọng án mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc hung thủ nghiện game online (trò chơi điện tử trực tuyến). Nghiện game online không còn là chuyện của riêng mỗi gia đình mà trở thành vấn đề dư luận băn khoăn, lo ngại, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt hơn nữa từ nhiều phía. Nghiện game - đường dẫn đến vòng lao lý Tháng 6-2020, cháu bé 5 tuổi tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tử vong bất thường sau khi mất tích. Nghi phạm gây ra vụ án là một nam sinh 17 tuổi, học sinh lớp 11 - cũng là hàng xóm của nạn nhân. Theo lời khai ban đầu, nam sinh giấu bé trai 5 tuổi là do làm theo một tình huống trong game online, bắt chước, bắt nhốt cháu bé ở bìa rừng để chơi trò thám tử... Đây chỉ là một số câu chuyện trong rất nhiều hồ sơ vụ án cho thấy nghiện game online chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Từ nghiện game, không có tiền chơi game, các đối tượng sẽ nghĩ ra các trò trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí là giết người... Những câu chuyện, hành vi phạm tội dẫn đến vòng lao lý ấy không phải ở đâu xa mà xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta, đòi hỏi sự chung tay từ nhiều phía để kiểm soát mầm mống tội phạm từ nghiện game online. Nghiện game là một bệnh về tâm thần Tháng 6-2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). Theo WHO, nghiện game là một bệnh về tâm thần. Theo thống kê của WHO, có tới 70 - 80% trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện chiếm khoảng 10 - 15%. Nghiện game có thể gây ra những triệu chứng của một số bệnh tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo âu. Bác sĩ CKI Phạm Đức Cường, Trưởng Khoa Tâm lý lâm sàng nhi, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, cho biết: Nghiện game online sẽ để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ em. Trẻ được xác định nghiện game khi trẻ nhập tâm vào trò chơi yêu thích trong game, không kiểm soát được bản thân khỏi game, chơi ở bất cứ đâu, chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ. Trẻ thèm muốn việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống, giảm khả năng giao tiếp, sống thu mình... Những người có các triệu chứng, biểu hiện rối loạn tâm lý liên quan đến nghiện game chủ yếu ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Đây là thời điểm các bạn trẻ có những thay đổi trong tâm lý và cũng dễ bị cám dỗ. Người đã nghiện game online, chơi game nhiều sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy, như: sa sút về thể lực và tinh thần, giảm trí nhớ, bỏ bê việc học hành, đặc biệt là không kiểm soát được hành vi của bản thân, cảm xúc dễ bị biến đổi, bồn chồn, hay cáu kỉnh, thậm chí xuất hiện những triệu chứng rối loạn, mất ngủ, chán ăn, ăn ít, loạn thần, giảm sút năng lượng, suy nghĩ lệch lạc, tư tưởng, hành vi không phù hợp... Theo bác sĩ Cường, những bệnh nhân bị rối loạn tâm lý liên quan đến nghiện game ít đến bệnh viện điều trị mà tự quản lý, điều trị tại nhà. Nhiều gia đình chỉ đưa con đi khám khi trẻ có các dấu hiệu nặng như suy nhược cơ thể, trầm cảm hay loạn thần Game online là “món ăn tinh thần” của thời kỳ công nghệ số, tuy nhiên nếu không kiểm soát, không làm chủ được thời gian chơi game sẽ dẫn đến nghiện game, khiến người chơi, nhất là trẻ em dễ rơi vào mê muội. Một khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho game sẽ không có cơ hội tương tác cần thiết trong cuộc sống để hình thành nhân cách của bản thân. Để phòng ngừa vấn nạn nghiện game online đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Người thân trong gia đình cần dành thời gian quan sát cách sinh hoạt, cách chơi của trẻ để kịp thời phát hiện vấn đề bất thường. Đối với trẻ nhỏ, cần quản lý thời gian xem ti vi, chơi các thiết bị điện tử, không nên quá 1 giờ đồng hồ/ngày, không nên cho trẻ ngủ muộn (sau 22h đêm). Đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, phải dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, làm bạn với các cháu, khuyến khích con tham gia những hình thức giải trí mang tính cộng đồng, gặp gỡ bạn bè, vận động, chơi thể thao hằng ngày nhằm cân bằng cuộc sống. Giải thích cho các bạn trẻ về những tác hại của việc nghiện game, các triệu chứng rối loạn do chơi game trong thời gian dài và lập thời gian biểu những việc làm hằng ngày để hướng các bạn thực hiện theo; kiểm soát thời gian hoặc cài đặt các phần mềm theo dõi để xem con đang chơi cái gì. Nếu có chơi game thì chỉ chơi ở mức giải trí với những trò chơi nhẹ nhàng vui nhộn, tránh xa những game bạo lực... Hiểu được nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, VAPU ra đời từ năm 2011, với hơn 10 năm phát triển đã được hàng trăm ngàn bậc phụ huynh sử dụng, hơn 20.000 web đen và game online bị chặn, có các tính năng ưu việt: ✔️ Tính năng nổi bật của phần mềm đó là giúp quản lý trẻ học trực tuyến, với các tính năng: Quản lý giờ giấc học của con, lúc nào học, lúc nào không, cha mẹ có thể cài đặt theo thời khóa biểu của con. ✔️ Quản lý thời gian con dùng máy tính: Phần mềm cho phép khung giờ con được sử dụng máy tính và truy cập internet, tránh việc con dùng internet cả ngày mà mình không kiểm soát được. ✔️ Thêm nữa là tính năng theo dõi nhật ký sử dụng của của con bằng cách chụp màn hình theo giờ đã cài đặt trong lúc con sử dụng máy tính, lưu lại hoặc gửi vào email bố mẹ đã cài đặt trước đó nhờ thế mình có thể kiểm tra lại xem con đã xem những gì, truy cập vào đâu trong lúc sử dụng máy tính một cách tự động, rất tiện lợi. ✔️ Ngoài ra phần mềm còn có tính năng chặn những trang web đen, web sex, game online, hoặc tuỳ chọn chặn mạng xã hội, youtube. Tự động cập nhật danh sách web đen, game online trên mạng hàng ngày về máy bằng hệ thống AI từ máy chủ để quản lý con cái, chỉ cho phép con vào các trang web lành mạnh ✔️ Và rất nhiều tính năng khác nữa. ➡ Dùng thử miễn phí tại: http://vapu.com.vn/vn/tai-ve.html >> Giá sử dụng #FULL_TÍNH_NĂNG chỉ #500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng. >>> VAPU cam kết: ✔️ Dùng thử full chức năng miễn phí ! ✔️ Cài đặt trực tiếp, hỗ trợ kĩ thuật 24/7 ! ✔️ Hoàn tiền ngay nếu không hài lòng về sản phẩm ! Hãy liên hệ ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn ! --------- Liên hệ : Mr. Thắng - 0983.815.978 Website: http://www.vapu.com.vn/vn/san-pham.html