Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đảm bảo dinh dưỡng, tham khảo nhé! 1. Các thành phần dưỡng chất trong thực đơn cho trẻ mầm non đạt chuẩn Đối với các bé mầm non, cần có cách xây dựng thực đơn một cách linh hoạt để đỡ gây ngán cho các bé. Theo đó, việc đổi thực đơn cho trẻ mầm non vẫn phải đảm phải đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch trẻ. Chất đạm Chất đạm (protein) là một trong những thành phần cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho não bộ. Theo đó, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn như: thịt, tôm, cá, sữa, trứng,rau… sẽ bổ sung hàm lượng đạm một cách đầy đủ nhất. Hơn thế nữa, thịt động vật còn cung cấp thêm kẽm, vitamin A… giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống chọi bệnh tật. Chất béo Chất béo thường có trong dầu mỡ, nó cũng là chất giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non. Trong các loại mỡ của động vật thường có một số axit béo không no gồm axit lioleme, axit linoleic, axit arachidonic… rất cần cho sự phát triển cho các bé. Chất khoáng Trong mỗi khẩu phần ăn của bé thì chất khoáng cần thiết cho sự tạo máu, răng, xương. Theo đó, mỗi trẻ đều cần khoảng 400-500mg canxi cho một ngày. Thực phẩm giàu chất khoáng gồm có sữa, tôm, cua,… Ngoài ra, bố mẹ cần cân bằng canxi và photpho theo tỷ lệ phù hợp giúp trẻ hấp thu tốt nhất cho cơ thể. Chất sắt Sắt là giúp bổ máu, mỗi bé nên được cung cấp từ 6-7 mg sắt mỗi ngày thông qua thức ăn trong nội tạng động vật như tim, cật, gan,…Tuy nhiên cần phải qua chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại vitamin Với trẻ nhỏ, các loại vitamin là cần thiết nhất cho sự phát triển toàn diện, nhất là vitamin A và C. Các loại vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, gan, các loại trái cây có múi, mọng nước…giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Để đảm bảo vitamin được cung cấp đầy đủ thì bạn nên tập cho các bé ăn rau thường xuyên. Hãy cho bé uống nước ép trái cây, ăn rau củ kèm theo bữa ăn chính để đảm bảo lượng vitamin được bổ sung một cách tối ưu nhất, mẹ nhé! Protein – Lipid – Glucid Protein (P) là một trong những chất tốt cho trí não của trẻ. Chất này thường có trong các thức ăn như: vừng, lạc, thịt bò, lợn, cá,… Lipid (L) giúp cung cấp năng lực cần thiết cho trẻ có nhiều trong cá, đậu, trứng…. Glucid (G) giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, tạo chất đề kháng có trong các loại: đậu, bột mì,… 2. Mách mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đảm bảo dinh dưỡng Thực đơn bữa sáng ngon miệng cho trẻ mầm non Thực đơn bữa sáng ngon miệng cho trẻ mầm non Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng. Vì thế, các mẹ nên chú trọng chuẩn bị bữa sáng sao cho thật đủ dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ cũng cần lưu ý chế biến bữa sáng dễ ăn và dễ tiêu hóa giúp dạ dày làm việc hiệu quả cho bé phát triển tốt hơn. Đây là thực đơn cho 1 tuần cho bé: - Bánh mì ốp la - Bún chả - Cháo tôm thịt băm rau cải - Phở bò - Cháo cá hồi rau ngót - Hủ tiếu thịt bằm - Phở gà Thực đơn bữa trưa đủ chất cho bé mầm non Bữa trưa là bữa chính rất quan trọng cho trẻ mầm non. Theo các chuyên gia, bữa trưa bé nên ăn cơm thay vì các món dễ tiêu như buổi sáng. Bởi lúc này, cơ thể bé cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng để cung cấp cho hoạt động buổi chiều. Đồng thời, buổi trưa dạ dày của bé làm việc trơn tru hơn nên có thể giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Dưới đây là 7 thực đơn cho bữa trưa của bé mà mẹ có thể tham khảo: - Cá lóc kho tộ + canh thịt rau ngót - Thịt bò xào măng tây + canh cua mồng tơi - Thịt gà xào nấm + canh cá rô phi nấu cải xanh - Thịt trứng xào cà chua + canh khoai tây hầm xương - Đậu nhồi thịt sốt cà chua + canh bí xanh - Cá thu sốt cà + canh cải ngọt - Thịt kho trứng cút + canh bầu nấu tôm Thực đơn bữa phụ ngon miệng dễ tiêu hóa cho trẻ mầm non Các chuyên gia cho răng, mẹ nên bổ sung thêm bữa phụ vào thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác, giúp trẻ mầm non ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá no vì bé sẽ có thể lười ăn bữa chính. Một số món dinh dưỡng bạn nên tham khảo là: - Váng sữa - Bánh mì bơ - Cơm cuộn - Súp gà trứng - Sữa chua - Bánh rán - Trái cây dầm sữa chua Bữa tối trong thực đơn cho bé mầm non Bữa tối góp phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Cũng như bữa trưa, bữa tối mẹ cũng nên cho con ăn cơm cùng với món mặn và một món canh. Điều này nhằm cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mần non như sau: - Thịt gà hầm củ cải + canh tôm rau dền - Thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót - Tôm thịt rim + canh xương hầm đu đủ - Cá phi-lê rán + canh mọc rau ngót - Sườn xào chua ngọt + canh nấm đậu phụ - Tôm rim + canh trứng cà chua - Trứng chiên thịt + canh rau cải thịt bằm Trên đây là gợi ý thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non mà mẹ có thể tham khảo và vào bếp chế biến cho bé của mình. Ngoài ra, với trẻ em trên 1 tuổi, các mẹ nên kết hợp cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng. Bởi điều này sẽ tạo nền tảng sức khỏe tốt giúp con có hệ tiêu hóa ổn định, giúp bé ăn ngon và hấp thu dưỡng chất để phát triển toàn diện. Khi lựa chọn sản phẩm cho bé, mẹ cần chú ý tới thành phần và xuất xứ của sản phẩm. Theo đó, nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần chiết xuất tự nhiên để đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao khi các con dùng thừơng xuyên.