Trong giai đoạn ăn dặm, mặc dù mẹ đã cho con ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng nhưng con vẫn thấp bé, nhẹ cân khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy những lý do nào khiến trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn ăn dặm? Cùng tìm ra nguyên nhân và giải pháp cải thiện tình trạng cân nặng cho trẻ mẹ nhé! 1. Những lý do khiến trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn ăn dặm? Trẻ ăn dặm chậm tăng cân Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn ăn dặm, trong đó phổ nhất là các lý do sau: Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu phong phú, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ Nhiều trường hợp trẻ bị thiếu chất là do mẹ cho rằng trong giai đoạn ăn dăm hệ tiêu hóa của con còn non nớt. Do đó, mẹ đã áp dụng chế độ ăn chay, thuần thực vật cho con. Tuy vậy, nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đa dạng các dưỡng chất dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị thiếu sắt, thiếu đạm, thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cận năng của con. Cũng có những trường hợp vì thói quen sử dụng, mẹ chỉ ưu tiên cho con ăn dặm một số thực phẩm bổ dưỡng. Tình trạng chỉ ăn thiên lệch 1 – 2 loại thực phẩm nhất định cũng khiến con khó hấp thu và thiếu chất. Không cho dầu mỡ vào các món ăn của bé Dầu mỡ cung cấp nhiều calo và năng lượng cho cơ thể bé. Vậy nên, nếu các món ăn hàng ngày của trẻ thiếu đi dầu mỡ sẽ cản trở quá trình phát triển trí tuệ và cả thể chất của trẻ. Nêm gia vị quá mặn vào đồ ăn của trẻ Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nếu mẹ vô tình nêm gia vị mặn vào đồ ăn của con. Vì lầm tưởng làm vậy sẽ giúp vị giác của con ăn ngon miệng hơn, thì nên dừng lại ngay nhé. Đồ ăn quá mặn khiến chức năng thận của trẻ phải làm việc quá tải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cân nặng của con đó. Cho trẻ ăn bột trong thời gian dài Quan niệm cho trẻ ăn càng nhiều bột càng giúp con no bụng chóng lớn là sai lầm. Mẹ cần phải linh hoạt trong phương pháp chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc ăn đồ ăn bột xay nhuyễn mịn trong thời gian dài dễ khiến trẻ chán ăn, lười nhai, ảnh hưởng đến hấp thu dưỡng chất. Từ đó, trẻ chậm tăng cân hơn. 2. Giải pháp giúp cải thiện cân nặng cho trẻ Chia nhỏ nhiều bữa ăn giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cân hiệu quả. Sau khi mẹ đã biết rõ được nguyên nhân trẻ chậm tăng cân thì cần có ngay những giải pháp phù hợp để giúp cải thiện tình trạng cân nặng hiện tại của trẻ. Mẹ cùng tham khảo những gợi ý từ các chuyên gia dinh dưỡng ngay dưới đây nhé: Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng đa dạng từ 4 nhóm chất thiết yếu gồm chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thêm món ăn mới và thay đổi cách chế biến món ăn phù hợp với lứa tuổi giúp bé ăn ngon miệng, hấp thu tốt và tăng cân hiệu quả hơn. Linh hoạt thêm dầu thực vật và mỡ động vật vào thực đơn hàng ngày của bé giúp cung cấp dồi dào năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của bé. Với những trẻ mới tập ăn dặm từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi, mẹ không nêm gia vị vào món ăn của con. Mẹ có thể tham kháo cách nấu nước dashi để giúp gia tăng hương vị và dưỡng chất cho món ăn. Khi con đã có đủ răng hoặc có khả năng tự nhai nuốt thì mẹ nên chế biến các món ăn dạng thô hoặc xay nhỏ vừa đủ để bé cảm nhận được hương vị món ăn, ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn. Tránh để bé ăn thức ăn dạng bột, cháo xay nhuyễn mịn trong thời gian quá dài khiến con lười nhai và kén ăn hơn mẹ nhé. Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp con được hấp thu lượng thức ăn vừa đủ, không bị nó quá hay có tâm lý sợ khi thấy thức ăn. Bổ sung các vi chất thiết yếu như: canxi, kẽm, lysine, vitamin D, vitamin nhóm B…. Đây là nền tảng giúp cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất suốt cả ngày dài cho trẻ, từ đó các dưỡng chất được tăng cường chuyển hóa, cơ thể bé hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Vì thế, mẹ có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng giúp bé tăng cân trong giai đoạn ăn dặm. Với các sản phẩm dùng cho bé, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thương hiệu uy tín