Theo các chuyên gia, trẻ lười ăn rau sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy, bé lười ăn rau mẹ phải làm sao để khắc phục nhanh chóng? 1. Những hậu quả của việc bé lười ăn rau Trẻ không chịu ăn rau có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động và chức năng của cơ thể, bao gồm: Bị táo bón: Chất xơ là một trong bốn dưỡng chất quan trọng. Đó là lý do vì sao mẹ cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống cân bằng giàu các chất dinh dưỡng – bao gồm cả chất xơ. Những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp vận chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa và có thể giảm bớt nguy cơ bé bị táo bón hiệu quả. Thiếu vitamin: Rau xanh và hoa quả tươi cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể đặc biệt là Vitamin C và collagen. Việc bé lười ăn rau xanh sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Giảm khả năng miễn dịch: Hoa quả và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene,… Khi cơ thể không được nạp đủ lượng chất này sẽ khiến các gốc tự do phát triển, làm giảm khả năng miễn dịch, khiến bé dễ bị bệnh. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Lười ăn rau xanh chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc các bệnh về tim mạch. 2. Cách khắc phục tình trạng bé lười ăn rau hiệu quả Hãy để không khí bữa ăn của bé luôn vui vẻ Nhiều bố mẹ thường ép con phải ăn rau, thậm chí quát mắng khi con không chịu ăn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến con sợ, tạo áp lực cho bé, khiến bé khóc lóc và la hét. Lúc này, bữa ăn sẽ trở thành cuộc chiến với cả mẹ và bé. Do đó, thay vì bắt ép và khiến con căng thẳng thì bố mẹ hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để con thử ăn rau vào một thời điểm khác. 2. Bắt đầu cho bé ăn với các loại rau chứa tinh bột Theo các chuyên gia, bố mẹ hãy để trẻ tập ăn rau từ rau củ chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, như: khoai tây, cà rốt, bắp, đậu Hà Lan, khoai lang… Lý do nên bắt đầu với rau củ chứa tinh bột là vì vị giác của trẻ dễ dàng tiếp nhận vị ngọt. Việc ăn rau sẽ trở thành trải nghiệm lành mạnh, tích cực hơn khiến tinh thần trẻ thoải mái. Bằng cách đó, việc thử một số loại rau có vị hơi đắng sẽ dễ dàng hơn nhiều. 3. Hãy làm tấm gương cho bé Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn làm mọi thứ, và việc ăn uống cũng không ngoại lệ. Do đó, nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ trước hết hãy là những người làm gương cho con. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và đáng để ăn thật nhiều. 4. “Thiết kế” hình rau, củ thật bắt mắt Trẻ em thường bị phân tâm và thu hút bởi các màu sắc và hình dạng bắt mắt. Do đó, các mẹ có thể cắt tỉa các loại rau củ thành các hình dạng ngộ nghĩnh đáng yêu như các hình vuông, tròn, tam giác, trái tim, hoặc con vật… sau đó sắp xếp lại để thu hút bé ăn nhiều hơn. Cùng với đó, mẹ nên tìm cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau sao cho đa dạng, kích thích bé ham ăn hơn. 5. Cho trẻ cùng nấu ăn với mẹ Để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn chính cách giúp chúng có động lực thử những món mới. Bởi lẽ, trẻ thường thích ăn những món mình chuẩn bị. Mẹ hãy bắt đầu từ việc đưa trẻ đi chợ, cùng chọn thực phẩm. Sau đó, hãy để trẻ cùng vào bếp phụ giúp mẹ nấu cơm từ những việc nhỏ như rửa, phân loại rau, nhặt rau… Trên đây là một số cách khắc phục bé lười ăn rau hiệu quả mà nhất định mẹ nên áp dụng. Ngoài ra, với những bé lười ăn rau thì mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường đề kháng cho bé mỗi ngày. Nhờ đó giúp con luôn được khỏe mạnh và ăn ngon hơn miệng hơn để khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bé dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm nên được chiết xuất từ thảo mộc lành tính như Amomum Fruit giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh để giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, từ đó có thể trạng tốt.