Sức khỏe con yêu khi chào đời là nỗi lo lắng của mọi gia đình. Cha mẹ ai cũng muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn như vậy. Dị tật bẩm sinh thai nhi ngày càng có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những phụ nữ lần đầu mang thai đã bị dị tật họ thường lo sợ về việc mang thai lần đầu bị dị tật có ảnh hưởng đến lần mang thai sau không, mẹ bé đọc bài viết dưới đây để được giải đáp các thắc mắc. Bầu lần đầu thai nhi bị dị tật có ảnh hưởng đến lần mang thai sau không? Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì những yếu tố gây dị tật thai nhi rất khó xác định và không phải trường hợp nào cũng xác định được nguyên nhân. Vì thế, không phải lúc nào mẹ mang thai lần đầu bị dị tật cũng sẽ ảnh hưởng đến mang thai dị tật lần sau. Tốt nhất mẹ nên đi khám tiền sản ban đầu và thăm khám thường xuyên để được các bác sĩ sản khoa kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn. Nguyên nhânkhiến thai nhi bị dị tật Dưới đây là một số nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi thường gặp đó là: Thai phụ lớn tuổi: Các nhà khoa học chỉ ra rằng những phụ nữ ngoài 35 tuổi và người bố từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi. Đặc biệt theo nhiều nghiên cứu, trẻ được sinh ra khi bố từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ bị suy yếu não, chỉ số IQ thấp,… gấp 6 lần so với những người bố trong độ tuổi 30. (Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt giúp ngừa thiếu máu thai kỳ) Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch, sinh non, thai dị dạng,… Mẹ bầu bị nhiễm virus trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 như: nhiễm virus Herpes, Rubella, cảm cúm,… Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Chế độ ăn không đảm bảo: Sử dụng chất kích thích, ăn uống thiếu chất, đặc biệt là bổ sung thiếu canxi, axit folic cho mẹ bầu hoặc mẹ bầu bổ sung dư thừa hàm lượng vitamin A, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, trẻ sinh ra bị dị dạng,… Tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm hóa chất, tia phóng xạ: Ngoài nguyên nhân tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, chất phóng xạ,… còn có những nguyên nhân gây dị tật thai nhi ở trẻ mà mẹ vô tình gặp phải như chụp X-quang, tia X có thể hậu quả dị tật nghiêm trọng ở thai nhi. Tự ý uống thuốc khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ: Có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc mà cần có sự đồng ý hoặc tư vấn, thăm khám của bác sĩ. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp bổ sung sắt axit folic ngừa dị tật bẩm sinh Cách phát hiện thai nhi có dấu hiệu bị dị tật Ngày nay với sự hiện đại của y học, bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu thai nhi bị dị tật nhờ các phương pháp khám sàng lọc trước sinh dưới đây: Xét nghiệm sinh hóa Xét nghiệm NIPT- sàng lọc trước sinh không xâm lấn Siêu âm >>Xem thêm: tầm soát dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy để sớm phát hiện nguy cơ thai nhi bị dị tât Làm thế nào để giảm tình trạng thai nhi bị dị tật cho bà bầu? Việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa được thực hiện theo giai đoạn tiền hôn nhân, tiền mang thai và trước sinh dưới đây sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật hiệu quả: Bổ sung axit folic: Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, phân chia tế bào, đặc biệt là hồng cầu, giúp phòng dị tật về môi, tim, chân tay,… cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần bổ sung axit folic hợp lý, đúng liều lượng, nhất là uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày để hấp thu được tốt nhất. Mẹ nên hỏi bác sĩ liều lượng trước khi uống. Thông thường, các mẹ đã có con bị các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não khi dự định sinh thêm con sẽ được chỉ đinh bổ sung Axit folic liều cao lên tới 4000 microgram mỗi ngày. Tiêm phòng đầy đủ: Trước khi mang thai từ 3- 6 tháng, mẹ nên đi khám sức khỏe tổng thể và tiêm phòng đầy đủ những bệnh cần thiết như cúm, rubella,… để tránh nguy cơ mang thai bị dị tật lần đầu hoặc lần sau. Siêu âm định kỳ và thăm khám đầy đủ: Khám thai định kỳ sẽ giúp thai phụ nắm bắt được tình trạng của thai nhi Loại bỏ thuốc lá, rượu bia: Mẹ bầu cần loại bỏ những thói quen tiêu cực này để tránh nguy cơ trẻ sinh ra bị bị tật sứt môi, vòm miệng,… >>Xem thêm: DHA cho bà bầu giúp bổ sung thêm axit folic ngừa dị tật bẩm sinh Nếu chẳng may mẹ sinh con lần đầu bị dị tật thì cũng đừng lo lắng quá khi mang thai lần kế tiếp. Mẹ nên tìm hiểu kỹ những điều cần làm trước khi mang thai để chăm sóc sức khỏe thật tốt, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có thai kỳ phát triển khỏe mạnh.