Bà bầu mất ngủ hay tình trạng khó ngủ là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nhưng mất ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, làm sức khỏe thai phụ bị ảnh hưởng. Vậy vì sao bà bầu khó ngủ về đêm và cách cải thiện chứng mất ngủ là gì, mẹ bầu đọc bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết. Nguyên nhân khiến bà bầu khó ngủ về đêm và cách cải thiện Nguyên nhân bà bầu mất ngủ về đêm Theo số liệu thống kê mới đây, có tới 97 % số phụ nữ mang bầu ở giai đoạn thứ 3 gặp vấn đề khó khăn với giấc ngủ và 92% bà bầu ở giai đoạn 1 và 2 thường xuyên thức giấc mỗi đêm. Nguyên nhân là do: Thay đổi nội tiết tố: Sự tăng dần nồng độ hormone estrogen và progesterone trong thời gian thai kỳ đã làm cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về giải phẫu, hình thể và tâm sinh lý. Đặc biệt là gây ảnh hưởng tới thần kinh, khiến mẹ bầu cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, dễ cáu gắt và mất ngủ. Ốm nghén: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở mẹ bầu. Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Tiểu đêm thường xuyên: Do bào thai trong tử cung phát triển làm chèn ép bàng quang dẫn đến mẹ phải đi tiểu nhiều lần trong đêm làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ trong quá trình mang thai. Đau lưng, chuột rút: Càng về cuối thai kỳ tình trạng mẹ bầu càng dễ bị đau lưng, nhức mỏi toàn thân, đau hông và chuột rút do sự thay đổi về kích thước, trọng lượng của trẻ tạo áp lực lên chân, hông,… dẫn đến mất ngủ ở mẹ bầu. Rối loạn tâm lý: Nguyên nhân một phần do thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng và tinh thần của thai phụ dễ bị kích động, căng thẳng hơn bình thường. Những căng thẳng này bộc phát trong những ngày thường làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, mẹ phải lo nghĩ, căng thẳng về nhiều vấn đề dẫn đến rối loạn tâm lý khiến triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Khi mang thai cơ thể mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng cao hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu chán ăn, ăn ít sẽ khiến mẹ bổ sung thiếu vitamin, khoáng chất như magie, canxi, dha cho bà bầu nên dễ bị ốm, yếu và mất ngủ. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu Cách cải thiện chứng khó ngủ cho mẹ bầu Để có giấc ngủ sâu hơn thì mẹ cần loại bỏ dần những thói quen xấu. Tham khảo một số gợi ý dưới đây để giúp mẹ khắc phục tình trạng này tốt hơn. Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ chất gồm tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất khoáng. Không dùng các loại nước uống có chất kích thích như cafe, nước ngọt, trà, socola, đặc biệt là rượu, bia. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng Hạn chế thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ Đi tiểu trước khi đi ngủ và ngủ đúng giờ >>Xem thêm: uống DHA vào thời điểm nào trong ngày Bổ sung vi chất đầy đủ cho bà bầu trong thai kỳ Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn tới sức khỏe của mẹ bầu, nhất là với mẹ bầu mất ngủ, bị chứng khó ngủ về đêm. Mẹ nên bổ sung những vi chất sau vào thực đơn hằng ngày: Vitamin B6: rất quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể và sức khỏe, từ sản xuất tế bào máu đến chức năng não. Đặc biệt, vitamin B6 là chất xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển hóa tryptophan thành serotonin giúp thư giãn cơ thể góp phần mang lại giấc ngủ ngon cho mẹ bầu, mẹ không còn lo vì sao bà bầu khó ngủ về đêm. Vitamin B1: có vai trò thăng bằng chất đạm trong cơ thể và chuyển hóa các chất. Với mẹ bầu gặp chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm, bổ sung vitamin B1 giúp điều hòa thần kinh, giúp giảm bớt căng thẳng, hạn chế tỉnh giấc hay gặp ác mộng trong đêm. Vitamin B12: hay còn được gọi cobalamin.Nó nằm trong nhóm 8 vitamin đặc biệt gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12. Vitamin B12 đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, tham gia chuyển hóa carbohydrate thành đường và chuyển hóa chất béo và có tác dụng an thần, hạn chế tình trạng nôn, ói giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon. Bổ sung DHA cho bà bầu: DHA là một axit béo không no thuộc nhóm omega-3. Đây là một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ những ngày đầu trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, DHA còn rất tốt cho thai phụ bị mất ngủ và giúp giảm nguy cơ sảy thai cho mẹ bầu. Kali: Có khả năng làm thư giãn các cơ, ngăn chặn tình trạng chuột rút xảy ra vào ban đêm, từ đó giúp mẹ bầu yên tâm ngủ ngon >>Xem thêm: canxi cho bà bầu giúp ngừa chuột rút thai kỳ Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, nếu gặp những khó chịu về sức khỏe hay tinh thần, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!