Mẹ không may nhiễm Covid vẫn cần ăn uống đầy đủ, cung cấp đa dạng dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sớm hồi phục nhanh chóng. Dưới đây 4 điều mẹ cần nhớ khi chăm sóc bầu bị COVID 19 hiệu quả nhất. Gợi ý cách chăm sóc bầu bị COVID 19 an toàn hiệu quả Khi mẹ bầu bị nhiễm bệnh thì cần biết cách chăm sóc sức khỏe như sau: 1. Theo dõi diễn biến sức khỏe Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của mình, cho uống thuộc hạ sốt khi thân nhiệt cao hơn 38.5 độ. Ngoài ra mỗi ngày cần đo SpO2 ít nhất 2 lần vào sáng và chiều. Nếu SpO2 đạt 96% trở lên thì nguồn cung cấp oxy cho thai nhi vẫn được đảm bảo. 2. Những điều nên làm Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ tự nhiên. Ăn các loại cá hồi, cá mòi, hạt óc chó và các thực phẩm có chứa DHA cùng các axit béo khác. Uống nước đủ 40ml/kg/ngày Tiêm phòng COVID càng sớm càng tốt Bổ sung vi chất, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu Nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn bằng những cách giải trí ưa thích như nghe nhạc, đọc sách,… Tập luyện nhẹ nhàng như thực hiện 1 số động tác yoga cho bà bầu Uống viên canxi, DHA, sắt bà bầu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, chứng yếu xương – loãng xương cũng như hỗ trợ điều trị COVID tốt hơn. >>Xem thêm: DHA cho bà bầu loại nào tốt 3. Những điều không nên làm Không cho bà bầu uống thuốc kháng virus như Abidol, Favipiravir, Morlupiravir,… Không cho mẹ bầu uống thuốc chống viêm Medrol, Mythypresnisonon, Prednisolon,… khi chưa có chỉ định của bác sĩ Không tự ý cho mẹ bầu uống thuốc chống đông Enoxaparin, Levonox, Xarelto,… Không tự ý cho mẹ bầu sử dụng các loại thuốc Đông y điều trị COVID 19 khi chưa có chỉ định của bác sĩ Không uống thuốc theo hướng dẫn, gợi ý của những người không có chuyên môn, được truyền miệng hoặc các phương pháp điều trị COVID 19 lan truyền vô tội vạ trên các trang mạng xã hội. >>Xem thêm: bà bầu đau đầu có được dán cao không 4. Khi nào bà bầu mắc COVID 19 cần nhập viện? Trường hợp mẹ bầu nhận thấy những biểu hiện dưới đây thì hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh việc để tránh nguy hiểm cho thai kỳ: Chỉ số SpO2 20 lần/phút Thân nhiệt cao hơn 38.5 độ, uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ hoặc khó hạ thân nhiệt, sốt cao kiên tục trong 3 ngày không thuyên giảm Buồn nôn, nôn nhiều 4 – 6 lần/h Tiêu chảy kéo dài, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải Kém ăn, bỏ ăn không có nguyên nhân rõ ràng Ho kéo dài, chậm cắt cơn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng Động thai do vùng bụng bị chấn thương hoặc ngã Âm đạo chảy máu hoặc có dịch màu hồng >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu giúp bổ sung đủ vi chất cho thai kỳ khỏe mạnh Làm thế nào để phòng ngừa COVID 19 cho mẹ bầu? Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó thai phụ cần làm những viêc dưới đây từ sớm để tránh bị covid khi mang thai: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dùng dung dịch khử khuẩn có nồng độ cồn tối thiểu 60% Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tham gia phương tiện giao thông công cộng, đến cơ sở y tế để thăm khám, hạn chế tiếp xúc với người khác Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, dùng khăn hoặc khuỷu tay để che mũi, miệng khi hắt hơi Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có lối sống lành mạnh như ăn đủ bữa, ngủ đúng giờ, không ngủ sau 23 giờ Thường xuyên lau rửa các bề mặt tiếp xúc, vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc bằng dung dịch khử khuẩn Thường xuyên khai báo y tế trực tuyến và cập nhật tình trạng sức khỏe Cài đặt ứng dụng cảnh báo COVID theo khuyến cáo của Bộ Y tế để nhận các cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm, giúp gia đình và bản thân hạn chế nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 Xây dựng thực đơn đa dạng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cần bằng các nhóm thực phẩm như tinh bột (cơm, mì, bánh mì, bún, phở,…), protein (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (lạc, đậu tương, quả óc chó, hạnh nhân, hướng dương, cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng,…), chất xơ – vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây tươi,…). Ngoài ra một số gia vị như gừng, tỏi, hành, quế có chứa chất chống viêm giúp tăng khả năng miễn dịch, giúp phòng chống bệnh dịch hiệu quả hơn. Mật ong, nước dừa (không dùng cho mẹ bầu 3 tháng đầu) có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa cũng giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch. >>Xem thêm: thảo dược tăng cường đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc bầu bị COVID 19 để nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục của mẹ bầu diễn ra nhanh hơn. Chúc mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện!