Khi thai nhi được 10 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu cảm thấy những ngày thai nghén của mình dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều rồi đấy. Tuần này, mẹ có gì khác? Về thể chất - Bên cạnh việc núm vú của mẹ trở nên đậm màu hơn thì mẹ bắt đầu thấy sự xuất hiện của một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới. Đường sẫm màu này sẽ mờ dần sau khi mẹ sinh em bé. - Làn da của mẹ cũng rạng rỡ hơn do lượng máu trong cơ thể mẹ gia tăng. Chuỗi ngày “mặt mụn” xấu xí của mẹ đã thoái trào. - Triệu chứng nghén giảm dần. Tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, bàng quang hoạt động nhiều hơn. Do đó, mẹ có thể cảm nhận được đỉnh tử cung hơi nhô lên khi sờ vào bụng. Điều này càng rõ khi mẹ nằm trên giường hoặc cảm thấy mót tiểu. - Hormone sinh dục nữ trong cơ thể mẹ tăng cao và các triệu chứng nghén giảm dần nên nhu cầu gần gũi bố trở nên mãnh liệt hơn hẳn những tuần trước đây. Về cảm xúc - Cảm giác lo sợ sẩy thai của mẹ cũng nhanh chóng biến mất hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua vì mẹ sắp bắt đầu vào chuỗi ngày thai kì được coi là an toàn nhất với mẹ và bé. - Mẹ dễ xúc động vì những điều bình thường trong cuộc sống, đặc biệt là những điều liên quan đến các em bé. Em bé phát triển ra sao? - Tuần này, em bé của bạn đã tăng kích thước lên gấp đôi so với 3 tuần trước đây. Bé có chiều dài khoảng 3,1 đến 4,2 cm và nặng khoảng 5 gam. Kích thước này tương đương với một quả dâu tây. - Bé bắt đầu vận động rất nhiều trong bụng mẹ từ đá, vặn vẹo, xoay người hay trườn … Tuy nhiên, do kích thước của bé còn nhỏ và tử cung vẫn ở vị trí đỉnh khung chậu, mẹ chưa thể cảm nhận được chuyển động của bé một cách rõ ràng. Mẹ sẽ thấy những điều này rõ hơn ở những tuần thai sau khi bé bắt đầu đạp vào thành tử cung. - Tủy sống của bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu – những tế bào khách thể giúp bé phát triển tốt hơn. - Tuyến yên bắt đầu làm việc và sản xuất các hormone cần thiết cho cơ thể. - Cuống nhau phát huy nhiệm vụ lọc khí oxy và chất dinh dưỡng để hô trợ cho sự phát triển của thai nhi - Lông mi phủ dày đôi mắt của bé. - Bé bắt đầu biết mút ngón tay. - Ruột thực hành hoạt động co giãn để giúp bé tiêu hóa tốt sau khi chào đời. Tuần này, mẹ nên làm gì ? - Tránh các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức và tăng nguy cơ giảm lượng oxy trong cơ thể mẹ như lặn, leo núi - Thận trọng với thực phẩm, để tránh trường hợp mẹ bị nhiễm độc, ảnh hưởng tới thai nhi. - Dù ham muốn gần bố của mẹ bắt đầu tăng cao, nhưng hãy luôn nhớ quan hệ nhẹ nhàng ở những tư thế phù hợp để tránh ảnh hưởng đến bé, bố mẹ nhé! Thai nhi tuần thứ 11 ra sao ? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!