Axit folic là một vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vậy phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần bao nhiêu axit folic cho bà bầu mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể mẹ và thai nhi? Cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé. Tầm quan trọng của axit folic đối với thai kỳ Bổ sung đủ axit folic khi mang thai sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời dưới đây: Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khi mang thai, mẹ bầu bổ sung đủ axit folic sẽ làm giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, bổ sung sớm và đủ lượng axit folic cần thiết còn giúp ngăn ngừa các di chứng như sứt môi, hở hàm ếch và các dị tật khác. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu Axit folic có vai trò cung cấp tế bào máu cho cơ thể và hỗ trợ tạo ra tế bào mới, gồm cả hồng cầu. Vì thế, bổ sung đủ axit folic giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, từ đó giúp ngăn ngừa các nguy cơ sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non… Chính vì thế, các loại viên sắt cho bà bầu hay thuốc bổ sung sắt dạng nước thường có thêm thành phần axit folic để phòng ngừa thiếu máu hiệu quả hơn. Giảm nguy cơ ung thư Bổ sung đủ axit folic giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết… >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt để ngừa thiếu máu từ sớm Ngăn ngừa một số bệnh lý khác Bà bầu bổ sung đầy đủ axit trong thai kỳ giúp ngăn chặn một số bệnh lý như: nghe kém, giảm trí nhớ, loãng xương, trầm cảm, đau thần kinh, khó ngủ… Bầu 3 tháng giữa cần bổ sung bao nhiêu axit folic mỗi ngày? Chuyên gia cho biết, ở độ tuổi sinh sản, nữ giới cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Ngay khi biết có thai, mẹ bầu nên tăng lượng axit folic cần bổ sung hàng ngày thành 600mcg. Ngay cả sau khi sinh, mẹ cũng nên bổ sung axit folic để cung cấp cho thai nhi thông qua sữa mẹ. Không có hàm lượng axit folic khuyến cáo cụ thể trong 3 tháng giữa thai kì. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đáp ứng mức tối thiếu 600mcg axit folic mỗi ngày cho giai đoạn này. Với những bà bầu có tình trạng sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ kê lượng axit folic tăng hoặc giảm tùy tình trạng. Do đó, việc khám thai định kì là rất cần thiết với mẹ bầu. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp bổ sung thêm axit folic ngừa dị tật bẩm sinh TOP thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu Cùng với việc bổ sung axit folic qua viên uống thì mẹ nên kết hợp với những thực phẩm giàu axit folic trong các bữa ăn hằng ngày để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết khác cho thai kỳ. Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho mẹ bầu gồm: Ngũ cốc Ngũ cốc là thực phẩm mẹ nên nghĩ đến đầu tiên khi muốn bổ sung axit folic cho cơ thể. Mỗi loại ngũ cốc sẽ chứa hàm lượng axit folic khác nhau. Mẹ có thể thay đổi nhiều loại để cảm thấy ngon miệng, tránh nhàm chán. Các loại đậu Các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu axit folic. Mẹ có thể thêm vào các bữa ăn nhiều loại đậu khác nhau như đậu xanh, đậu đỏ, đậu cove, đậu đũa… Trong đó, đậu xanh và đậu lăng chứa nhiều axit folic hơn cả. Rau có màu xanh đậm Các loại rau có màu xanh đậm không chỉ cung cấp chất xơ, vitamin mà còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều axit folic. Một số loại rau như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh có thể cung cấp ⅓ lượng axit mẹ cần mỗi ngày. Ngoài ra, rau màu xanh đậm cũng là nguồn cung cấp sắt cho bà bầu. Đây là dưỡng chất cần thiết giúp mẹ ngăn ngừa chứng thiếu máu và giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Mẹ cần bổ sung sắt đầy đủ trong suốt thai kỳ. Sử dụng viên bổ sung sắt là lựa chọn tối ưu dành cho mẹ để cung cấp đủ hàm lượng sắt cơ thể cần. Theo các chuyên gia thì ngay sau khi biết mình có thai, mẹ cần bổ sung thêm sắt ngay. Bổ sung suốt thai kỳ và kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh để đảm bảo mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi cũng như em bé sơ sinh phát triển khỏe mạnh. >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón Trái cây họ cam quýt Các loại trái như cam, quýt, bưởi giàu vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thu axit folic một cách tốt nhất. Trứng gà Ba quả trứng gà có thể cung cấp ¼ hàm lượng axit folic mẹ cần mỗi ngày. Ngoài ra, trứng còn là thực phẩm giàu protein, canxi và sắt đều là những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Mong rằng qua bài viết trên mẹ hiểu rõ hơn về nhu cầu bổ sung các vi trong ở các giai đoạn thai kỳ để đảm bảo thai kì khỏe mạnh, bé phát triển tốt nhất.