Thực tế, không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé yêu của mình thường xuyên ốm vặt do sức đề kháng kém. Bởi, miễn dịch khỏe, đề kháng tốt chính là tấm khiên chắn vững chắc nhất bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra 7 dấu hiệu trẻ 5 tuổi đề kháng kém cũng như đề xuất cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Cha mẹ cùng tham khảo nhé! 1. Điểm mặt 7 dấu hiệu cho thấy trẻ 5 tuổi đề kháng kém Bé thường xuyên ốm vặt Trẻ ốm vặt thường xuyên do sức đề kháng kém Bé sức đề kháng kém nên khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài sẽ rất hạn chế, việc này khiến bé dễ bị ốm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Cụ thể, bé sẽ dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp như ho, sốt cao, sổ mũi, viêm họng, viêm tai… Những dấu hiệu này cho thấy bé yêu nhà bạn có sức đề kháng kém, cần lưu tâm ngay. Bé tiêu hóa kém Một trong những dấu hiệu thường gặp ở bé 5 tuổi có sức đề kháng yếu đó là khả năng tiêu hóa kém. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, phân nhầy, táo bón… Tình trạng này lâu dần khiến con bị suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển. Vết thương lâu lành Sức đề kháng kém khiến vết thương lâu lành Các chuyên gia hàng đầu hiện nay cho biết, thời gian lành vết thương chính là một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng hệ miễn dịch của bé. Nếu vết thương của bé lâu lành thì đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng yếu, mẹ cần quan tâm và tăng cường đề kháng sớm cho bé. Bé ít có hứng thú tham gia hoạt động vui chơi, lười vận động Việc này biểu hiện là khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, con luôn trong trạng thái bơ phờ, đờ đẫn, mệt mỏi, không hào hứng tham gia. Trẻ bị mất nước Nước chiếm đến 70 - 75% trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ. Khi bé có dấu hiệu mất nước hoặc không đủ nước thì rất có thể là do trẻ có sức đề kháng kém. Những biểu hiện mất nước dễ thấy ở trẻ như da khô ráp, niêm mạc môi lưỡi trẻ bị khô, trẻ khát nước nhiều, tiểu tiện ít hơn và khi khóc ít có nước mắt... Trẻ thèm đường, đồ ngọt Trẻ thèm ăn đường hay thèm ăn những món ngọt cũng là biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của bé đang yếu đi. Trẻ chán ăn Một đứa bé có sức đề kháng kém thường dễ mệt mỏi và cảm thấy chán ăn. Do đó, nếu thấy con chán ăn thì mẹ cần theo dõi nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp nhất. 2. Một số cách tăng cường đề kháng cho trẻ 5 tuổi Để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi đề kháng kém, mẹ cần lưu ý: Thiết lập chế dinh dưỡng khoa học: Nguyên tắc vàng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ 5 tuổi là cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học. Cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin A, C cùng các khoáng chất như kẽm, selen, lysine,... bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ quả như cà rốt, cam, dâu tây,… Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày sẽ giúp cơ thể bé sản sinh ra các tế bào bạch cầu và interferon – kháng thể bao phủ bề mặt tế bào. Chúng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng đề kháng cho trẻ Kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé Với các bé 5 tuổi có sức đề kháng kém, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của con yêu, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín. Đặc biệt, việc tìm hiểu kĩ các thành phần có trong sản phẩm cũng rất quan trọng. Với các sản phẩm tăng đề kháng cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất thảo dược lành tính từ: hồng sâm, kế sữa... cùng các loại vitamin khoáng chất như: kẽm, vitamin C, B, lysin,.... giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng cho trẻ tối ưu. Kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé Chú ý đến sức khỏe đường ruột: Ở trẻ, có 80% miễn dịch chính là ở hệ tiêu hóa. Do đó, để bé khỏe, miễn dịch tốt, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu probiotic tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Probiotic chính là các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh nhanh chóng, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột và điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua hệ miễn dịch niêm mạc ruột. Các thực phẩm chứa probiotics mẹ nên bổ sung thêm vào khẩu phần của các con các món như: dưa chua, bơ, sữa chua… Cho bé uống đủ nước: Như đã nói trên, mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng chất, giảm khả năng miễn dịch. Do đó, mẹ cần chú ý nhắc nhở bé uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp các loại nước trái cây, sinh tố… Giữ vệ sinh cá nhân: Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sẽ là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả. Do đó, mẹ cần cho bé tắm rửa thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tăng cường vận động: Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, việc các bé thường xuyên vận động và được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vừa giúp tăng chiều cao vừa tăng sức đề kháng cho bé tối ưu. Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài đã phần nào giúp mẹ chăm sóc và tăng đề kháng cho bé đúng cách. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!