Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu vẫn có thể bị cảm cúm. Vậy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có uống kháng sinh được không? Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc của mẹ về bệnh cảm cúm xảy ra trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối có uống kháng sinh được không? Cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có được uống kháng sinh không? Trong thời gian mang bầu thì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai suy yếu hơn so với người bình thường nên đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn lây lan, tác động xâm nhập từ bên ngoài môi trường vào cơ thể. Cảm cúm cũng là loại virus cần lưu tâm, bởi chứng bệnh này có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sứt môi, dị dạng đầu.. cũng như làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai với mẹ đầu ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi tuổi thai càng lớn, tỉ lệ thai nhi bị dị tật cũng như ảnh hưởng của bệnh cũng giảm dần nhưng vẫn cần theo dõi và khám kỹ lưỡng đối với bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh luôn cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, mẹ nên tránh tất cả các loại thuốc đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên mang thai, nhưng việc sử dụng thuốc cũng rất thận trọng kể cả ở những giai đoạn mang thai sau, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất mẹ nên đi khám ngay khi thấy những biểu hiện bị cảm cúm để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và kê đơn theo tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp bổ sung sắt axit folic ngừa dị tật Mẹ bầu bị cảm cúm có thể sử dụng những loại thuốc an toàn nào? Sau thời gian 3 tháng đầu thì có một số loại thuốc được coi là an toàn để sử dụng nhằm hỗ trợ giảm các biểu hiện cảm cúm mẹ bầu như: Tinh dầu bạc hà dùng xoa ngực, thái dương và phần dưới mũi với lượng rất nhỏ Dùng miếng dán dưới mũi giúp cải thiện tình trạng tắc nghẹt mũi, thông đường thở Thuốc nhỏ mũi, viên ngậm ho dành cho mẹ bầu Thuốc Acetaminophen (Paracetamol) hạ sốt, giảm đau nhức dành cho bà bầu Siro giảm ho, long đờm Với những loại thuốc trên, khi sử dụng mẹ cần tránh kết hợp dùng một lúc mà nên dùng các loại thuốc riêng lẻ khi thấy có tác dụng với triệu chứng đang gặp. Những loại thuốc cần tránh sử dụng khi mang thai bởi những tác dụng phụ và biến chứng gây ra cho mẹ bầu gồm có: Aspirin (Bayer), Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Codeine, Bactrim…. >>Xem thêm: bà bầu đau đầu có dán cao được không Bí quyết hỗ trợ tăng cường sức đề kháng ở mẹ bầu bị cúm Việc nâng cao hệ miễ dịch là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ nhiệm bệnh. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho bà bầu là rất cần thiết, giúp mẹ đánh bay những triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Sau đây là một số biện pháp giúp bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối phục hồi cơ thể an toàn: Thực hiện chế độ ăn giàu dưỡng chất với những món ăn dễ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé mà không khiến mẹ bị ngán, chán ăn. Trong những bữa ăn chính của mẹ bầu bị cảm cúm nên đầy đủ các nhóm chất cần thiết, bổ sung protein, sắt, chất xơ.. cùng vitamin C, D và các khoáng chất khác. Ngủ nghỉ đầy đủ, thực hiện massage xoa bóp những vị trí đau mỏi toàn thân với các bước massage bài bản. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp massage xua tan những cơn đau nhức. Bổ sung vitamin và các khoáng chất quan trọng. Có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho bà bầu. Chú ý sử dụng sản phẩm chất lượng cao và có hàm lượng tiêu chuẩn dành riêng cho bà bầu. Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn mẹ cần chú trọng hơn, đề phòng các bệnh lý có thể tác động tới sức khỏe của thai nhi trong bụng. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp tới!