Thông thường, bà bầu bị cảm vì sức đề kháng yếu đi khi mang thai. Tuy nhiên, trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc là khá hạn chế nên người mẹ cần phải biết những phương pháp an toàn giúp mau khỏi bệnh. Vậy bà bầu bị cảm cúm nên làm gì để hô hấp dễ dàng hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu những phương pháp hỗ trợ điều trị cảm cúm này. Bí quyết cho bà bầu bị cảm cúm đỡ ngạt mũi, chảy nước mũi hiệu quả Cách tốt nhất để giảm tình trạng này chính là loại bỏ dịch đờm ra khỏi cơ thể, làm thông thoáng đường thở. Mẹ bầu có thể thử một số cách như sau: Rửa mũi, hút dịch mũi, súc miệng nước muối Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm chính là bởi dịch nhầy dày đặc tích tụ trong phần mũi họng của mẹ bầu. Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì để cải thiện tình trạng này nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe trong thai kỳ? Theo các bác sĩ, mẹ có thể sử dụng máy hút mũi, rửa mũi với nước muối sinh lý nhằm làm loãng các dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài. Nước muối có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, lại lành tình, có thể dùng bơm trực tiếp vào khoang mũi-họng để loại bỏ đờm nhầy hiệu quả. Mẹ có thể rửa mũi từ 2-3 lần/ngày và giảm xuống 1 lần/ngày khi triệu chứng đã có sự thay đổi tích cực, nhằm tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, duy trì súc hòng bằng nước muối cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang khoang miệng và ngược lại. Bởi tai-mũi-họng là ba bộ phận liên thông với nhau, súc họng nước muối vừa đề phòng và làm giảm đau họng, vừa rất tốt cho mẹ bầu cảm cúm. Mẹ sử dụng nước muối ấm súc họng 2 lần sáng tối là được. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Xông hơi mũi họng với thảo dược tự nhiên Bà bầu bị cảm cúm nên làm gì? Nếu mẹ đang băn khoăn không biết làm thế nào để giảm tình trạng cảm cúm, nghẹt mũi một cách an toàn thì phương pháp xông mũi họng với nguyên liệu tự nhiên rất nên thử. Tuy chỉ mang tính tạm thời nhưng việc xông mũi họng với các loại lá xông cảm cúm cho bà bầu giúp giảm nhanh tình trạng sổ mũi, làm loãng đờm dãi, đồng thời mang đến cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng, stress cho các mẹ bầu. Mẹ có thể sử dụng cách xông mũi họng truyền thống với nồi xông, hoặc xông bằng máy khí dung có dùng tinh dầu thiên nhiên. Lưu ý, không xông quá lâu bởi ngồi xông lâu có thể khiến mẹ bị choáng vì nóng, nhiệt độ tăng lên không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày Ngoài hai cách trên thì mẹ bầu bị cảm cúm nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Để làm giảm nhanh các triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, một số vấn đề sau mẹ cần lưu ý: Uống nhiều nước trong cả ngày, bởi nước có thể làm lỏng các dịch trong mũi và đồng thời bổ sung lại lượng nước hao hụt khi mẹ sốt. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng, tăng cường vitamin. Vitamin C khi được nạp vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự tấn công của virus, đồng thời giúp mẹ nhanh khỏe mạnh hơn sau cúm. Luyện tập thể dục thể thao bằng những động tác vận động nhẹ nhàng giúp làm dịu cơn ngạt mũi. Hạn chế ăn đồ ăn cay, gia vị nồng như tiêu ớt, mù tạt bởi những loại gia vị này sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn Nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày là cách cơ thể tái tạo năng lượng và khỏi bệnh trong thời gian ngắn. >>Xem thêm: cách chữa đau đầu cho bà bầu tại nhà Có nên sử dụng thuốc trị ngạt mũi cho bà bầu hay không? Việc dùng thuốc để điều trị ngạt mũi luôn là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tùy tiện rất nguy hiểm với bà bầu, nhất là bệnh cảm cúm thường để lại những di chứng nguy hiểm, gây dị tật thai nhi đặc biệt là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ mà cần tới bệnh viện khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu có chỉ định sử dụng thuốc để điều trị cảm cúm, dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý: Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi bởi thuốc có thể khiến tình trạng viêm mũi và ngạt mũi khó chịu hơn. Thuốc dạng xịt thường có thành phần corticoid, khi mẹ bầu sử dụng có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi nhưng chỉ có hại khi mẹ dùng đường uống. Sử dụng thuốc hạ sốt cần cẩn trọng và quan tâm đến việc thuốc có gây dị tật cho thai nhi không, có gây sảy thai và sinh non ở 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ không. >>Xem thêm: DHA cho bà bầu giúp nâng cao hệ miễn dịch Bà bầu bị cảm cúm hãy ghi nhớ những hướng dẫn trên để biết cách chăm sóc tốt nhất cho bản thân, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ và bé luôn thật mạnh khỏe!