Xông lá là một cách chữa cảm cúm hiệu quả và được rất nhiều người ti dùng. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự thích hợp với bà bầu hay không? Xông như thế nào là đúng? Mẹ bầu cùng tìm hiểu nhé. Bị cảm cúm khi mang thai có xông được không? Xông lá hoặc xông tinh dầu là biện phpá hữu hiệu giúp họ cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn, giúp giảm nghẹt mũi, đau đầu cũng như các triệu chứng khác của cảm cúm. Tuy nhiên, với bà bầu, xông được hay không thì mẹ cần hết sức cẩn thận. Chuyên gia cho biết, bà bầu có thể xông để giúp giải cảm. Tuy nhiên, mẹ nên chọn nguyên liệu xông phù hợp, an toàn và xông đúng cách để không gây tác dụng phụ. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt Bà bầu xong hơi như thế nào là đúng? Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi thì mẹ bầu chỉ được phép xông ở nhiệt độ dưới 37 độ C và chỉ xông mặt, không xông toàn thân. Khi xông, mẹ chỉ chùm khăn lên vùng đầu để mũi được thông, giả nghẹt mũi. Không trùm kín toàn thân vì có thể làm thân nhiệt tăng quá nhanh gây nguy hại cho thai nhi. Mẹ bầu có thể lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên để nấu nước xông như: gừng, sả, lá bưởi, lá chanh, húng quế, bạc hà, chanh, lá tía tô… Mẹ có thể chọn vài loại, rửa sạch rồi nấu ngập nước. Sau khi nước sôi thì đun thêm 3 – 5 phút thì bắc nồi ra để nguội bớt rồi xông. Thời gian xông hợp lý là khoảng 5 – 10 phút cho cơ thể toát nhiều mồ hôi. Sau khi xông, mẹ lấy khăn mềm lau khô mặt. Tốt nhất, mẹ nên uống ngay một ly nước chanh muối để bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ bầu nên hạn chế việc xông mà hãy áp dụng các phương pháp trị cảm khác an toàn hơn. >>Xem thêm: bà bầu bị covid có xông được không Một số cách khác giải cảm cho bà bầu bị cảm cúm hiệu quả Bên cạnh biện pháp trên thì mẹ bầu có thể thử ngay những cách sau để chữa cảm cúm hiệu quả: Ăn uống đủ chất Trong suốt thai kỳ chứ không chỉ riêng lúc bị cảm cúm, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bữa ăn của mẹ nên cung cấp các dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, tinh bột, rau xanh, trái cây… để tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. >>Xem thêm: DHA cho bà bầu giúp nâng cao hệ miễn dịch Nhỏ nước muối sinh lý Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0,9% thường xuyên giúp giảm nghẹt mũi, vệ sinh và khai thông đường mũi. Nước muối khi được nhỏ vào mũi sẽ đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế, khi có dấu hiệu nghẹt mũi mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày. Súc miệng bằng nước muối Ngoài nhỏ mũi, mẹ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và súc miệng trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi vùng miệng, họng. Giữ ấm và nghỉ ngơi Khi bị cảm lạnh, mẹ cần giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông. Việc giữ ấm giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Thoa dầu tràm dưới mũi Mẹ có thể lấy một ít dầu tràm thoa dưới mũi để mở rộng đường thở và giúp thông mũi. Khi sử dụng, mẹ chỉ lấy một lượng nhỏ thoa dưới cánh mũi, không dùng nhiều vì gây nóng, khó chịu. Có biện pháp hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu Khi bị cảm cúm, mẹ cần có biện pháp tăng sức đề kháng để có thể nhanh chóng đẩy lùi virus gây bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ, có lối sống khoa học, lành mạnh Ăn uống đủ chất, uống đủ nước, bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi. Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho thai kì: sắt, canxi, DHA, … Sử dụng các loại thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu an toàn, lành tính, … >>Xem thêm: các loại vitamin không nên uống cùng nhau Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc “mang thai bị cảm cúm có được xông hơi không”. Mẹ đã biết cách thực hiện xông hơi an toàn trong thai kỳ. Chúc mẹ và bé luôn thật mạnh khỏe!