Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đầu tư giáo dục sớm cho trẻ là đầu tư gì mà chỉ 1 đồng lãi 8 đồng?

Có lẽ nhiều ba mẹ không còn xa lạ với cụm từ giáo dục sớm cho trẻ nữa. Tuy nhiên, liệu có phải giáo dục sớm là trẻ cần được học chữ sớm, học con số từ sớm không?

Có lẽ nhiều ba mẹ không còn xa lạ với cụm từ giáo dục sớm cho trẻ nữa. Tuy nhiên, liệu có phải giáo dục sớm là trẻ cần được học chữ sớm, học con số từ sớm không? Tầm quan trọng của việc giáo dục sớm Giáo dục sớm cho trẻ giúp phát triển toàn diện 5 mảng chính như: Ngôn ngữ Nhận thức Giao tiếp xã hội Cảm xúc Thể chất Vì sao lại tập trung phát triển cho trẻ ở giai đoạn 0-8 tuổi này? Bởi vì nó trùng với tính linh động trong sự phát triển các mối nối thần kinh của não bộ trẻ. Do đó, giáo dục sớm cho trẻ nên được hiểu là thời điểm tập trung vào xây dựng trải nghiệm tích cực. Từ đó giúp trẻ học hỏi các kỹ năng cần có trong tương lai. Chứ không phải được hiểu một cách eo hẹp như học toán, học ngoại ngữ, phát triển trí thông minh… Đầu tư giáo dục sớm cho trẻ là đầu tư những gì? 1. Đầu tư yêu thương – vui chơi cho trẻ Chương trình học tốt nhất cho trẻ trước 3 tuổi chính là gia đình. Bài học tốt nhất lúc này chính là được vui chơi, giao tiếp, đọc sách, kể chuyện và đối đáp 2 chiều. Ba mẹ chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày để thực hiện 2 trong 5 điều trên. Mỗi tuần đều nên thực hành đủ 5 điều. Cứ lặp đi lặp lại, dần dần con sẽ hình thành thói quen tốt đọc sách, kể chuyện, tương tác. Giúp con cảm nhận được tình yêu thương, gắn kết của ba mẹ với mình. 2. Đầu tư giáo dục sớm về ngoại ngữ – tiếng Anh cho trẻ Ba mẹ đừng quá nôn nóng dạy bé học tiếng Anh từ sớm. Não bộ của con đã lập trình rất rõ ràng về ngôn ngữ. Chúng ta vẫn nên ưu tiên tiếng mẹ đẻ hàng đầu. Giúp trẻ có thể giao tiếp cũng như thấu hiểu tình yêu thương trong tương tác hàng ngày với ba mẹ. Thời điểm đầu tư về ngoại ngữ cho trẻ Thời điểm giúp trẻ giỏi tiếng Anh là từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. Bởi lúc này khả năng linh hoạt cao của não bộ giúp trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ. Đồng thời, khi áp dụng tiếng Anh tiềm thức trẻ em ở giai đoạn này cũng giúp trẻ đạt được khả năng phản xạ tiếng Anh như người bản xứ. Đầu tư giáo dục sớm cho trẻ về ngoại ngữ chủ yếu cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua một số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng vật thể. Ví dụ: vẽ tranh, nặn đất sét, xếp hình…. Ngoài ra, ba mẹ hãy bật các bài hát tiếng Anh cho trẻ em hoặc các đoạn hội thoại ngắn bằng tiếng Anh. Mở loa 2 bên, trẻ ngồi chơi ở giữa. Và lưu ý không dùng các thiết bị điện tử có màn hình. Một số gợi ý học tiếng Anh cho trẻ: Từ 3 tuổi có thể bắt đầu cho trẻ học tiếng Anh. Giai đoạn này, hãy xem việc học tiếng Anh như một hoạt động vui chơi có lồng ghép các câu chuyện, các bài học dưới dạng tương tác và giao tiếp. Có thể cho trẻ tham gia lớp giao tiếp tiếng Anh để trẻ có nhiều bạn mới tương tác cùng nhau. Và các hoạt động cũng chỉ dừng lại ở vui chơi, giao tiếp là chính. Đừng đặt nặng sách vở vì đây không phải là cách để con học lúc này. Nếu ba mẹ ngại tình hình dịch bệnh thì có thể cho trẻ học qua các phần mềm học tiếng Anh cho bé trên điện thoại tại nhà. Tuy nhiên việc lựa chọn ứng dụng nên phù hợp với độ tuổi và có nội dung giáo dục. Lưu ý khi học tiếng Anh qua ứng dụng trên điện thoại Khi cho trẻ học tiếng Anh trên các ứng dụng thiết bị di động, ba mẹ phải quản lý tốt thời gian học của trẻ. Để gia tăng tương tác và hứng thú của trẻ, hãy chọn các ứng dụng có tính chất giúp trẻ tương tác thông qua việc chạm, nghe, nói hoặc trả lời… chứ không chỉ đơn thuần 1 chiều chỉ xem video. Một ví dụ cho dạng tương tác với ứng dụng này là phần mềm học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu (0-10 tuổi) Monkey Junior trên App Store. 3. Đầu tư giáo dục và kỹ năng xã hội cho trẻ Ba mẹ có thể: Cho con tham gia lớp mẫu giáo từ 3 tuổi để con được giao tiếp với bạn bè. Nên tạo cơ hội cho con được phát triển các năng khiếu khác từ 3 tuổi như: hát, đánh đàn, đánh cờ… Nhưng chủ yếu nên cho trẻ học trong môi trường chơi là chính. Từ 5 tuổi, có thể cho trẻ tham gia các môn thể thao như: bơi lội, võ thuật, đá bóng… để giúp trẻ tăng cường thể chất cũng như các hoạt động kỹ năng xã hội như hợp tác, đồng đội, chia sẻ, cố gắng… Đưa ra các trường hợp ví dụ về xâm hại tình dục, giáo dục con về giới tính và các vị trí nhạy cảm trên cơ thể. … Tài liệu giáo dục sớm cho trẻ Phần này mình sẽ liệt kê các tài liệu giáo dục sớm cho trẻ. Đây là các tài liệu dành cho ba mẹ, hướng dẫn ba mẹ thực hành chi tiết và cụ thể trong việc giáo dục con cái. Các khóa học giáo dục sớm cho trẻ Mình đã tổng hợp và review chi tiết 8 khóa học dạy con dựa trên số lượng học viên và chất lượng feedback trên unica. Các khóa học này sẽ giúp các ông bố bà mẹ đang bất lực vì không biết làm cách nào để “nói cho con nghe” trở thành người cha, người mẹ tuyệt vời. Đồng thời, giúp ba mẹ có những kiến thức sâu rộng, đúng đắn để giáo dục con về các vấn đề quan trọng như: Giáo dục giới tính, dạy con làm chủ tiền bạc, giúp con định hướng cuộc đời,… Ngoài ra, “đào tạo” ba mẹ trở thành người cha, người mẹ truyền cảm hứng. Là tấm gương để con cái noi theo. Xem review chi tiết các khóa học tại đây Bộ sách giáo dục sớm cho trẻ 1. Giáo dục giới tính – Mình đã lớn rồi Link mua sách:  https://ti.ki/5deqxM2x/ND9MAPBP Mỗi cuốn sách là một tình huống, một câu chuyện gần gũi với đời sống về vấn đề giới tính được kể lại một cách ngắn gọn, xúc tích, dí dỏm và dễ hiểu. Qua đó sẽ giúp các các bé có được đáp án cho những câu hỏi về vấn đề giới tính mà các bé đang ở độ tuổi tò mò thường đặt ra. 2. Bộ sách 4 cuốn kỹ năng sống dành cho trẻ Link mua sách:  https://ti.ki/G4nc5yVA/004VY9WD Bộ sách 4 cuốn kỹ năng sống dành cho trẻ bao gồm:  Giỏi giao tiếp ,  Thói quen tốt ,  Tự thoát hiểm ,  Tự bảo vệ mình Các cuốn sách có hình ảnh màu sắc sinh động, minh họa cụ thể rõ ràng. Nhưng câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu giúp kích thích thị giác, và sự hứng thú của bé. 3. Nuôi dạy một đứa trẻ tự chủ Link mua sách:  https://ti.ki/IFKnRjY7/H17BOQ3X Đây là cuốn sách rất hay, đưa ra các lời khuyên thực tế và vô cùng hữu ích. Ba mẹ rất nên đọc! Cha mẹ luôn cố gắng uốn nắn trẻ theo hướng đi mà mình mong muốn. Làm những việc mà họ nghĩ là điều tốt nhất cho trẻ. Nhưng thực ra, chính sự kiểm soát này đã “cướp đi” của trẻ rất nhiều thứ: sự kiên cường, khả năng đối mặt, giải quyết vấn đề… Cuốn sách này sẽ giúp các bậc cha mẹ nhận ra rằng: Cha mẹ không kiểm soát được bọn trẻ, và kiểm soát trẻ không nên là mục tiêu của cha mẹ. “Mục tiêu của chúng ta là tránh xa mô hình cha mẹ gây áp lực cho con cái. Chuyển sang mô hình nuôi dưỡng động lực nội tại của chính trẻ.” 👉 Follow Map tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng