Bà bầu 39 tuần bụng gò căng cứng là do bé phát triển & lớn so với bầu thai, khung xương chậu của bé phát triển, đôi khi bé cử động mạnh dẫn đến tình trạng bụng gò cứng nhất là đối với các mẹ bầu ốm, tăng cân ít. Vậy mang thai 39 tuần em bé gò nhiều có phải sắp sinh không? Những dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 39 như thế nào? Cùng tìm hiểu mẹ nhé Thai nhi 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không? Chuyên gia cho biết thai nhi 39 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu chuyển dạ, cách cơ thể mẹ phản ứng với sự phát triển của em bé hoặc đơn thuần là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Do đó, mẹ nên quan tâm phân biệt các cơn gò khác nhau để biết cách xử lý đúng trong từng trường hợp: Dấu hiệu cơn gò sinh lý Braxton-Hicks Bắt đầu từ tháng thứ 7 thì cơn gò sinh lý có thể xuất hiện, bắt đầu từ phần dưới lưng và bao quanh vùng bụng. Thường cơn gò sinh lý sẽ kéo dài khoảng 30 giây, không gây đau đớn, không đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ đổi tư thế như nằm hay đi bộ. Thai nhi lớn hơn cũng kéo theo cơn gò co thắt ngày càng rõ hơn. Cơn gò sinh lý cũng thường xảy ra khi em bé chuyển động, bàng quang đầy, sau khi quan hệ hoặc khi cơ thể bị mất nước. >>Xem theem: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Cơn gò báo hiệu chuyển dạ: Trường hợp cơn gò báo hiệu chuyển dạ thường sẽ co thắt rất mạnh, gây khó chịu, đau âm ỉ ở lưng hoặc bụng dưới, làm căng cơ ở vùng xương chậu, đau đùi hoặc lườn,…Nhiều trường hợp mẹ bầu còn thấy ra máu âm đạo. Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện ở tần suất cao (5-10 phút/lần) hoặc theo nhịp điệu, tần suất riêng biệt. Đặc biệt, mẹ lưu ý cơn gò chuyển dạ sẽ không có dấu hiệu giảm ngay cả khi mẹ thay đổi tư thế. Mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện khi những cơn gò là dấu hiệu chuyển dạ hoặc cơn gò còn kèm theo dấu hiệu bất thường như: tử cung to và cứng bất thường; cơn gò không theo quy luật; âm đạo chảy dịch nhiều hoặc ít, ra máu nhưng không thấy đau; hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bụng đau dữ dội,… >>Xem thêm: quá ngày dự sinh nên ăn gì Bí quyết chăm sóc mẹ bầu khi mang thai 39 tuần Đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai 39 tuần Ở tuần lễ này mẹ có thể cán đích bất kì lúc nào, do đó mẹ cần đảm bảo một số vi chất không thể thiếu có thể liệt kê như: Sắt: 27-30mg/ngày từ các loại thịt đỏ (điển hình là thịt bò), rau lá màu xanh đậm, các loại trái cây sấy khô,… Canxi: lượng cần thiết mẹ cần đảm bảo đủ trong 3 tháng cuối là khoảng 1500mg/ngày và các thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, phô mai,…sẽ góp phần bổ sung canxi hiệu quả. Axit folic: 600mcg/ngày tốt cho hệ thần kinh của em bé và mẹ có thể bổ sung từ các loại rau lá màu xanh đậm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch,… DHA: 200-300mg/ngày chứa nhiều trong dầu cá, cá béo như cá ngừ, hạt lanh, quả óc chó tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Magie: mẹ cần đáp ứng đủ nhu cầu magie để đồng hóa canxi từ các thực phẩm giàu magie như đậu đen, yến mạch, hạnh nhân, bí ngô,… Vitamin và chất xơ: mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều rau xanh hay các loại trái cây có múi giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt dễ dàng vào cơ thể và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Mẹ nên kết hợp chế độ ăn với các sản phẩm bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu vi chất của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kì. >>Xem thêm: các loại vitamin không nên uống cùng nhau Thói quen sinh hoạt tốt khi mang thai 39 tuần em bé gò nhiều Bên cạnh đó, bầu 39 tuần nên duy trì một số thói quen sinh hoạt tốt chờ ngày vượt cạn: Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày, cố gắng đảm bảo ngủ đủ giấc (từ 7-10 tiếng mỗi ngày). Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, stress vì em bé gò nhiều vì tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Mẹ 39 tuần có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục hay các bài yoga có tư thế phù hợp hỗ trợ mẹ nhanh chuyển dạ. Mẹ cần tuyệt đối tránh uống rượu, bia đồ uống chứa quá nhiều cafein hay chất kích thích đều gây hại cho mẹ và bé, đặc biệt rượu có thể cản trở quá trình sinh nở. >>Xem thêm: DHA cho bà bầu giúp em bé thông minh, lanh lợi Hi vọng mẹ bầu có sức khỏe tốt, em bé chào đời bình an thuận lợi!